Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2024


PHIM “ĐÀO, PHỞ VÀ PIANO”: 
NGOÀI ĐÀO, NGOÀI PHỞ, NGOÀI PIANO THÌ CÒN GÌ NỮA ?

Tiến sỹ văn học Hà Thanh Vân

Bộ phim “Đào, phở và piano” đang là tác phẩm điện ảnh hot trên dư luận xã hội và báo chí truyền thông. Hiệu ứng cảm xúc lan tỏa ở một bộ phận khán giả và kèm theo đó là hiện tượng cháy vé ở những rạp có chiếu đã từ lâu lắm chưa thấy ở thị trường điện ảnh Việt Nam. Câu chuyện cháy vé của bộ phim “Đào, phở và piano” cùng với phản ứng tích cực của nhiều khán giả, trong đó hầu hết là khán giả trẻ khiến cho nhiều nhà chuyên môn cho rằng đó là hiệu ứng từ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc được khơi dậy đúng lúc, đúng chỗ. Nhưng nếu chỉ như vậy thì liệu phim “Đào, phở và piano” có thành hiện tượng? Vậy để tạo được một hiện tượng như vậy, đạo diễn Phi Tiến Sơn đã làm như thế nào?



PHẢN ỨNG TÍCH CỰC CỦA NHIỀU KHÁN GIẢ VỀ MỘT DÒNG PHIM XƯA NAY KHÔNG MẤY ĐƯỢC LÒNG CÔNG CHÚNG
Dĩ nhiên mọi nhận định chỉ có thể tạm coi là khoa học và đúng khi mà có một cuộc khảo sát xã hội học văn hóa từ những khán giả đã xem phim, thuộc mọi lứa tuổi, tầng lớp với cả phỏng vấn định tính và định lượng. Nhưng ở đây tôi chưa có điều kiện làm điều đó. Tôi chỉ cố gắng ghi nhận những gì trong phạm vi tôi nhìn thấy từ hai lần xem phim “Đào, phở và piano”. Lần thứ nhất xem ở Beta Cinemas Trần Quang Khải và tôi ngồi ở chiếc ghế xấu nhất rạp. Khi ấy tôi ghi nhận:
Toàn bộ là các bạn trẻ. Chỉ có hai mẹ con, mà cô con gái đang bó bột ở chân. Tôi muốn giúp cô bé đang bó bột ở chân, nhưng hai mẹ con bảo không cần, rất dễ thương. Hỏi thăm bà mẹ mua vé lúc nào, bà bảo sáng qua. Hỏi hai mẹ con có thấy phim hay không, hai mẹ con khen: Hay lắm. Hỏi tiếp 3 nhóm nữa, tổng cộng gồm 8 bạn trẻ đã đi làm hay còn đi học, tất cả đều khen hay. Cảm xúc của khán giả trẻ cực kỳ thú vị. Các bạn thay đổi trạng thái cảm xúc theo mạch phim và diễn viên Trần Lực quả là ngôi sao sáng nhất phim theo ý các bạn ấy, điều khiển được cảm xúc của khán giả trẻ. Điều này rất đặc biệt và tôi thử tìm cách lý giải ở phần sau. Tôi hỏi 1 bạn gái rất trẻ: có thích chú Trần Lực trong phim này không, bạn ấy cười tươi: Con là fan chú Lực, follow chú ấy và biết phim này cũng vì chú ấy. Thật sự chứng kiến cảm xúc của các bạn trẻ thấy thật đáng yêu. From Saigon with love. Đấy là lời của các fan trẻ trung gọi diễn viên Trần Lực bằng chú, bác.
Lần thứ hai sau một tuần, tôi đi xem với giới chuyên môn qua một thư mời. Kết thúc phim là một tràng vỗ tay. Nhưng điều tôi để ý là cảm xúc của khán giả (nhiều vị lớn tuổi) khá trùng với mạch cảm xúc của khán giả trẻ mà tôi chứng kiến ở lần xem thứ nhất. Đó là cùng cười ở những câu thoại, phân cảnh, cùng mạch cảm xúc chùng xuống ở những cao trào phim.
Vậy thì ít ra nhiều khán giả ở Sài Gòn cũng có sự hưởng ứng tích cực với phim. Tôi không nói ở các địa phương khác vì không có điều kiện chứng kiến thực tế.
Hiện nay đa phần là những khán giả trẻ đi xem phim này, bởi lẽ chỉ có họ mới có sự nhiệt huyết và thời gian, cũng như sức trẻ để… xếp hàng mua vé hay kiên nhẫn mua qua các app. Bên cạnh những lời chê phim dĩ nhiên là luôn phải có, thì cảm xúc đến từ nhiều khán giả thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi rất đáng lưu tâm. TS. Phạm Ngọc Lan (Đại học Sư phạm TPHCM) thì cho rằng: “Nhìn chung phim khá hay mặc dù không phải xuất sắc, so với kinh phí 20 tỉ thì không thể đòi hỏi hơn được nữa. Cốt truyện phi tuyến tính được xử lý ổn. Các sự kiện trong quá khứ được sắp xếp khá khéo léo, đẩy xung đột lên cao một cách hợp lý, nhưng lẽ ra cao trào cần phải căng thẳng hơn, mâu thuẫn giữa 2 nhân vật chính cần phải gay gắt hơn thì tháo nút mới kịch tính. Nhưng mà đáng tiếc mạch truyện bị lộ, kết khá dễ đoán, nên người xem có cảm giác hơi hẫng”. Còn cảm xúc từ bạn trẻ Bùi Anh Quốc là: “Dù mình đánh giá nó ở mức trên trung bình (đã cộng điểm khuyến khích cho phim Việt Nam nhưng nói chung là đáng thời gian bỏ ra đi xem. Dẫu vậy cũng cần nói ra một số điểm yếu là cách nói lời thoại của nữ chính nó giống giống với các phim thời xưa xưa hơn mà như thế thì bị lệch bộ với các diễn viên còn lại. Câu chuyện cũng được, có phần dễ đoán nhưng nói chung đúng là điện ảnh chứ không phải dạng web drama hay là hài nhảm đem ra rạp”.
Qua những nhận xét của nhiều khán giả, từ trực tiếp đến trên mạng xã hội, có thể nhận thấy bộ phim nhận được khá nhiều sự ưu ái. Sự ưu ái đó không chỉ đến từ chuyện bộ phim lấy cảm hứng từ cuộc chiến bảo vệ Hà Nội 60 ngày đêm trong giai đoạn 1946 – 1947, mà còn đến từ một kịch bản khá lạ với định kiến quen thuộc của nhiều khán giả Việt Nam đối với dòng phim do nhà nước cấp kinh phí: phim thường không hay, làm xong là đi thẳng từ phim trường vào kho. Kịch bản khai thác một câu chuyện tình trên bối cảnh thời chiến, với thời gian là một ngày đêm, dùng thủ pháp phi tuyến tính để phát triển mạch phim không theo trình tự thời gian và có cũng cảnh đồng hiện để minh họa cho ước mơ về tình yêu, hạnh phúc và cả sự thèm phở của nhân vật cậu bé đánh giày.
Theo lý thuyết tiếp nhận (Reception Theory) thì: Tính chủ quan luôn là tiền đề cho mọi hoạt động thưởng thức tác phẩm của con người. Công chúng tiếp nhận tác phẩm với những tâm trạng buồn vui khác nhau, có trình độ văn hóa khác nhau, xuất thân từ những nghề nghiệp khác nhau, có độ tuổi và giới tính khác nhau, có thái độ khác nhau và ở sống những thời điểm khác nhau trong lịch sử. Kết quả là có bao nhiêu người thưởng thức một tác phẩm, thì sẽ bấy nhiêu cách tiếp nhận. Người khen, kẻ chê, người thì hứng thú với chi tiết này, người thì khó chịu với chi tiết kia. Có những cách tiếp nhận sâu sắc, cũng có những cách tiếp nhận hời hợt, nhưng nói chung, mọi người đều có quyền xây dựng những cách hiểu riêng của mình về tác phẩm. Và rất nhiều khi, các cách hiểu riêng ấy lại trùng hợp với nhau. Khi ấy tác phẩm thường được số đông đồng ý cho là hay (hoặc dở). Mặt khác, khi đến với một tác phẩm, công chúng thường có sẵn một "tầm đón nhận", tức là những thị hiếu có sẵn trước khi thưởng thức một tác phẩm nào đó, phụ thuộc vào sự hiểu biết, tri thức cá nhân, tình cảm, quan niệm, lứa tuổi, giới tính... Do vậy sẽ xảy ra hiện tượng là thấy tác phẩm này hay vì phù hợp với tầm đón nhận của mình, hoặc thấy không hay, thấy lúng túng vì xa lạ với tầm đón nhận sẵn có. Nhưng tầm đón nhận cũng sẽ thường xuyên thay đổi thông qua việc thưởng thức tác phẩm theo dòng chảy thời gian, cho nên ở những thời điểm khác nhau, công chúng có thể có những đánh giá khác nhau về cùng một tác phẩm.
Nên với bộ phim “Đào, phở và piano”, mọi lời khen hay chê đều chỉ có giá trị mang tính tương đối và chủ quan, bởi phụ thuộc rất nhiều vào “tầm đón nhận” của mỗi người.
ĐẶC TẢ SỰ LÃNG MẠN TRONG CUỘC CHIẾN QUA LÁT CẮT LỊCH SỬ VỚI THỜI GIAN MỘT NGÀY ĐÊM VÀ KHÔNG GIAN MỘT VÀI NƠI CHỐN HÀ NỘI
Bộ phim “Đào, phở và piano” do đạo diễn Phi Tiến Sơn chấp bút viết kịch bản. Đây là bộ phim được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng Công ty Cổ phần hãng phim truyện 1 sản xuất với kinh phí là 21.963.580.658 đồng, nghĩa là xấp xỉ 22 tỉ đồng, chưa có kinh phí phát hành, phổ biến phim. Nói nôm na, đây là bộ phim được nhà nước tài trợ toàn bộ kinh phí làm phim. Bộ phim ra mắt công chúng lần đầu tiên vào tháng 9.2023 và đã đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 tổ chức tại Lâm Đồng vào tháng 11/2023, như một minh chứng cho sự đánh giá của giới chuyên môn trong điện ảnh. Dĩ nhiên mọi giải thưởng và đánh giá đều mang tính tương đối, song có thể nói trong con mắt của Ban Giám khảo thì bộ phim này được ghi nhận.
Đạo diễn Phi Tiến Sơn là một đạo diễn lão thành và có danh tiếng trong giới điện ảnh Việt Nam hiện nay. Ông làm phim cả trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình. Một số bộ phim của ông gây được tiếng vang cả trong điện ảnh và truyền hình như: “Vào Nam ra Bắc”, “Nghề báo”, “Lưới trời”, “Người vác tù và hàng tổng”, “Xin thề anh nói thật”, “Lập trình cho trái tim”... Theo cách nhìn của tôi, những bộ phim của đạo diễn Phi Tiến Sơn, dù là điện ảnh và truyền hình đều khá đa dạng về đề tài, thường tập trung xoáy sâu vào những vấn đề nóng và mới mẻ của xã hội như nghề báo chí, vụ án, nông thôn, chuyện giới trẻ… Thậm chí ông còn có gia tài là một bộ phim về chiến tranh mà ít ai nhắc đến, là bộ phim “Cầu ông Tượng”. Nhân vật chính trong phim “Cầu ông Tượng” là Tâm, một người lính tình nguyện của Việt Nam sang Lào chiến đấu năm 1972. Do vậy ông không phải là người lần đầu mới làm phim chiến tranh, nhưng cách khai thác phim “Đào, phở và piano” khác hẳn phim “Cầu ông Tượng”.
Đạo diễn Phi Tiến Sơn là người Hà Nội, ông chọn làm một bộ phim có đề tài lấy cảm hứng chiến tranh, từ cuộc chiến 60 ngày đêm trong giai đoạn năm 1946 – 1947. Như đạo diễn thổ lộ trên báo chí thì vì cả cuộc đời sống và làm việc tại Hà Nội, nên ông muốn sáng tạo một tác phẩm về quê hương mình để tôn vinh Hà Nội. Nhưng với một kinh phí hạn hẹp 22 tỷ cho một bộ phim về đề tài chiến tranh rõ ràng rất khó làm phim cho thỏa đáng. Không thể có kinh phí làm những đại cảnh hoành tráng, đạo diễn Phi Tiến Sơn đã chọn một lát cắt thời gian để nhìn xuyên suốt cuộc chiến 60 ngày đêm. Đó là thời gian khoảng một ngày đêm vào ngày 17 và 18.2.1947, ngày và đêm cuối cùng trước khi quân và dân Hà Nội được lệnh rời khỏi Thủ đô và rút lên chiến khu để tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhưng không cần thiết phải am hiểu kỹ về lịch sử thì mới hiểu bộ phim này. Cảm hứng từ cuộc chiến 60 ngày đêm khi đi vào phim, cho dù vẫn có những khung hình miêu tả sự khốc liệt của cuộc chiến, song chủ yếu bộ phim tập trung khắc họa những số phận con người tham gia cuộc chiến đó. Những dòng chữ trên phim về các mốc thời gian và bối cảnh, khiến cho những người không am hiểu lịch sử vẫn xem khá dễ dàng. VÀ THẬT RA ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ MỘT PHIM VỀ CHIẾN TRANH HAY LỊCH SỬ NHƯ NHIỀU NGƯỜI NHẦM TƯỞNG. ĐÂY LÀ PHIM VỀ NHỮNG SỐ PHẬN CON NGƯỜI TRONG CHIẾN TRANH, TỪ ĐÓ CHO THẤY NHỮNG TÍNH CÁCH “CON NGƯỜI HÀ NỘI” ĐẶC BIỆT, RẤT KHÓ LẪN LỘN VỚI BẤT CỨ NƠI NÀO. Cốt truyện cũng khá đơn giản. Cặp đôi nhân vật chính trong phim là anh lính tự vệ Văn Dân (Doãn Quốc Đam đóng) và cô tiểu thư Thục Hương (Cao Thị Thùy Linh đóng). Họ lạc nhau trong biến loạn chiến tranh, gặp lại nhau và cưới nhau với sự chứng kiến của ông họa sĩ già (Trần Lực đóng) và cha xứ (Trung Hiếu đóng). Bên cạnh đó là tuyến nhân vật phụ như người chỉ huy trưởng, cậu bé đánh giày, nhà tư sản Hà Nội và hai ả đào, vợ chồng ông bán phở…
Như ở trên đã nói, đạo diễn Phi Tiến Sơn đã khôn ngoan chọn những bối cảnh hẹp, tập trung vào một góc chiến lũy, một số ngoại cảnh và thời gian dồn nén trong một ngày đêm. Cách chọn bối cảnh như vậy đòi hỏi diễn viên phải có diễn xuất tốt và cũng dễ khiến cho khán giả có tâm trạng dồn nén theo và dễ bùng nổ cảm xúc, tạo hiệu ứng lan tỏa. Đây là một điều vừa khó vừa dễ cho chính đạo diễn phim và bộ phim “Đào, phở và piano” chỉ làm tốt được một nửa trong khâu chọn diễn viên.
Với một kinh phí không nhiều và phim trường cũng thiếu và kém, kỹ xảo điện ảnh không phải là thế mạnh, đạo diễn Phi Tiến Sơn khi viết kịch bản và làm phim “Đào, phở và piano” đã chọn giải pháp lãng mạn hóa cuộc chiến tranh. Nghĩa là cũng có mất mát, đau thương, hy sinh, gay xúc động, nhưng câu chuyện tình yêu của đôi nam nữ nhân vật chính được đẩy lên thành tâm điểm của bộ phim. Vì vậy, ngay cả khi hai diễn viên Doãn Quốc Đam và Cao Thị Thùy Linh nhập vai còn có những lúng túng, diễn xuất tâm lý và biểu cảm chưa thật tốt, thậm chí không được đánh giá cao như cặp đôi Nguyệt Hằng và Anh Tuấn vào vai vợ chồng ông bán phở, nhưng vẫn tạo được cảm xúc cho khán giả xem phim. Đào, phở hay piano không chỉ là biểu tượng của một Hà Nội thanh lịch, hào hoa như lời đạo diễn Phi Tiến Sơn giải thích, mà còn có thể coi là một kiểu nhân vật ẩn trong phim, liên kết mạch phim và các chi tiết lại với nhau, thúc đẩy mạch phim phát triển.
MỘT CÁCH KHAI THÁC KỊCH BẢN VỀ THỜI XƯA NHƯNG LẠI HỢP “TREND” VỚI THỜI NAY
Bộ phim “Đào, phở và piano” được lòng công chúng nhờ vào một yếu tố luôn khiến cho nhiều bộ phim về đề tài lịch sử ăn khách nếu biết khai thác tốt: tinh thần dân tộc! Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc là một đề tài không bao giờ xưa cũ trong các tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng. Nhiều bộ phim trên thế giới trở thành kinh điển, hiện tượng phòng vé hay gặt hái được nhiều giải thưởng danh giá nhờ khai thác hay và hợp lý đề tài này. Khơi gợi được tinh thần dân tộc của công chúng rất dễ tạo ra những hiệu ứng bùng nổ trong phim, điều này thì lịch sử điện ảnh thế giới đã ghi nhận không ít trường hợp. Ở Nga có thể kể đến bộ phim kinh điển “Khi đàn sếu bay qua” hay trường hợp bộ phim “The Longest Day” (Ngày dài nhất) trở thành cơn sốt ở Mỹ và Châu Âu kể về cuộc đổ bộ của quân đồng minh lên bờ biển Normandy vào ngày 6 tháng 6 năm 1944, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đứng số 1 trong top 50 phim hay nhất về chiến tranh mọi thời đại.
Bộ phim cho dù còn có những cảnh chưa tốt, thậm chí nhìn giả và thiếu sức thuyết phục, ngay cảnh bát phở quay cận cảnh thì nhìn cũng không mấy hấp dẫn, đôi diễn viên nam nữ chính do Doãn Quốc Đam và Cao Thị Thùy Linh đóng chưa đạt, biểu cảm tâm lý chưa hay, đài từ cũng chưa ổn, nhiều đối thoại vẫn bị lên gân, mang tính kịch, nhiều chi tiết còn khiên cưỡng, chẳng hạn như cảnh thả chiếc đàn piano từ trên tầng nhà xuống để mang đi trong khi đang đánh nhau, hay cảnh hai nhân vật chính cãi nhau rồi làm lành cũng khá gượng, cảnh đua xe được tái hiện rất giả tạo, cảnh kết phim tuy bi tráng lại bị lỗi kỹ xảo quá kém, xe tăng, vũ khí trong phim còn chưa thật chuẩn xác, những đoạn thoại tiếng Pháp tuy ít nhưng ban đầu khi chiếu rạp không có phụ đề, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại đã được khắc phục.… nhưng bộ phim lại được nhiều khán giả đánh giá là thành công nhờ vào sự khai thác yếu tố tinh thần dân tộc trên nền một câu chuyện tình yêu bi tráng. Tuy nhiên, nếu chỉ có vậy thì ở Việt Nam cũng đã có những đạo diễn thành công mà tiêu biểu nhất cho đến nay vẫn là NSND Đặng Nhật Minh với những bộ phim trở thành kinh điển trong điện ảnh Việt. Nhưng “Đào, phở và piano” được lòng công chúng của ngày hôm nay còn vì những yếu tố khác. Trước hết, đó là cách xây dựng nhân vật. Doãn Quốc Đam diễn chỉ ở mức tròn vai và Cao Thị Thùy Linh thì có thể nói là nhờ nét đẹp hợp vai cô tiểu thư Hà thành mà bù đắp được cho diễn xuất. Nhưng lời thoại của hai nhân vật khá tốt, thể hiện được sự hào hoa, thanh lịch của người trí thức Hà Nội xưa, với những từ ngữ khá cổ nhưng lại phổ biến vào thời đó. Vợ chồng ông bán phở là một cặp đôi thú vị và rõ ràng nhân vật ông bán phở có lẽ được lấy cảm hứng từ một ông chủ hàng phở danh tiếng ở phố cổ Hà Nội. Hai diễn viên Nguyệt Hằng và Anh Tuấn vào vai ông bà chủ hàng phở cũng là vợ chồng ngoài đời thực, do vậy họ có sự tương tác rất tốt, với một phản ứng cảm xúc gọi là chemistry, thường thấy giữa các cặp đôi yêu nhau. Đặc biệt vai ông họa sĩ già yêu cái đẹp, tính cách tưng tửng, kỳ quái, nhưng nhân hậu được NSND Trần Lực vào vai rất đạt, từ cái nhún vai, khoát tay, đến giọng điệu hài hước, bất cần thốt ra ở những hoàn cảnh đang “nước sôi lửa bỏng” chết người của cuộc chiến. Nhiều khán giả bật cười theo mỗi lời thoại của nhân vật ông họa sĩ và có thể nhận thấy rằng nghệ sĩ Trần Lực một mình gánh được cả bộ phim. Khán giả trẻ rất thích những chi tiết như vậy, kể cả sự thèm phở được đẩy lên quá mức của nhân vật cậu bé đánh giày, gây ra tiếng cười. Có lẽ vì khán giả của ngày hôm nay luôn mang quan niệm rằng phim lịch sử của Việt Nam thường nặng về minh họa, hô khẩu hiệu, thiếu chất đời thường. Nhưng “Đào, phở và piano” làm họ bất ngờ, vì bộ phim đi ngược lại với suy nghĩ thường có ở họ.
SỰ “TẬN HIẾN” VÀ SỰ “TÍN NIỆM” TRONG TÍNH CÁCH NGƯỜI HÀ NỘI KHIẾN KHÁN GIẢ DỄ THA THỨ NHỮNG THIẾU SÓT CỦA PHIM
Nhiều khán giả Việt Nam, đặc biệt là nhiều khán giả trẻ yêu thích một bộ phim như “Đào, phở và piano” là điều đáng mừng vì cho thấy công chúng vẫn nặng lòng với lịch sử dân tộc, vẫn tự hào về truyền thống trong quá khứ. Nhưng nếu chỉ có thế thì chưa đủ, vì thực tế điện ảnh Việt Nam cũng có không ít những phim về đề tài lịch sử không được giới chuyên môn đánh giá cao. “Đào, phở và piano” thu hút khán giả, nhất là khán giả trẻ vì còn những yếu tố khác, trong đó chuyện thay đổi mạch cảm xúc trong phim và thay đổi nhịp phim được đạo diễn Phi Tiến Sơn làm khá chắc tay. Bộ phim đan xen giữa những trường đoạn mang tính bi tráng, đủ sức làm khán giả lặng đi, như đoạn truy điệu các liệt sĩ hy sinh trong tiếng nhạc hay đoạn kết của phim, nhưng đồng thời cũng có những lời thoại duyên dáng, gây cười đúng chỗ, đúng lúc, cùng với diễn xuất của các diễn viên phụ như ông họa sĩ tưng tửng, quái quái, nhưng nhân hậu và tôn thờ nghệ thuật, như vợ chồng ông hàng phở ở lại chưa tản cư ngay chỉ để nấu phở cho cậu bé đánh giày và gánh phở lên chiến lũy. Những phân cảnh trữ tình cũng được lồng ghép qua tâm tư dằn vặt, xoay chuyển của Văn Dân và Thục Hương, khi vừa gặp nhau, cưới nhau cũng là để chết bên nhau, qua tiếng đàn piano của Hương, qua sự kiên quyết của Dân khi tìm cách mang cành đào về chiến lũy.
Bộ phim khắc họa được đúng tính cách người Hà Nội gốc với sự tinh tế, thanh lịch, hào hoa đôi khi lên đến mức cực đoan và cũng cho thấy khi ở giữa sự sống và cái chết, tính cách ấy không thay đổi mà chỉ bị đẩy lên đến mức tận cùng. Thế nên khán giả xem phim có thể sẽ không tự hỏi vì sao phải mang cành đào lên chiến lũy, vì sao cô tiểu thư Thục Hương gắn bó với cây đàn theo một “chấp niệm” nào đó, vì sao anh lính tự vệ Văn Dân lại có thể thản nhiên ngồi ôm bom ba càng làm mẫu vẽ cho ông họa sĩ và sẵn sàng ôm bom ba càng quyết tử, vì sao vợ chồng ông hàng phở vẫn nấu phở dù xung quanh mọi người đã tản cư hết, vì sao một nhà tư sản với hai ả đào xinh đẹp cặp kè lại lái xe ô tô đưa anh lính tự vệ lên chiến lũy… Bởi vì đơn giản đấy không chỉ là những nhân vật, mà đấy chính là cách sống, cách ứng xử đã đi vào tính cách người Hà Nội và chúng bùng nổ ra trong sự khốc liệt, bi thảm của cuộc chiến. Chiến tranh có thể khiến cho con người ta làm những điều phi thường để bảo vệ lý tưởng, tín niệm của mình, cũng như lời vị linh mục trong phim, đó là “ngày tận hiến”. Tận hiến cuộc đời mình vì những điều mình đã sống, đã tin! Và không chỉ là người Hà Nội, có lẽ, bất cứ khán giả ở đâu khi xem phim “Đào, phở và piano” nhiều người cũng xúc động vì tinh thần “tận hiến” ấy.
Bộ phim nhận được nhiều sự thông cảm của khán giả về những thiếu sót, chưa làm tốt trong phim, với lý do là kinh phí hạn hẹp cho một phim về chiến tranh. Nhưng điều làm cho khán giả rộng lượng nhất, có lẽ vì bộ phim có những câu thoại xúc động, những cảnh quay tạo được cảm xúc như cảnh anh lính tự vệ Văn Dân cố gắng mang cành đào lên chiến lũy, hay cảnh cô tiểu thư Thục Hương chơi đàn trong khung cảnh đổ nát của chiến tranh, cảnh truy điệu liệt sĩ… Nhưng đặc biệt cảnh ông họa sĩ già vẽ tranh với sự giúp đỡ của cha xứ là một cảnh gợi nhiều mỹ cảm. Qua đó có thể mượn lời vị cha xứ, bảo đây là “ngày tận hiến”. Một từ ngữ của Công giáo được dùng để khán giả liên tưởng đến sự tận hiến của mỗi nhân vật trong phim. Cách xây dựng nhân vật được đạo diễn Phi Tiến Sơn cố tình đẩy lên đến mức cực đoan, điều thường thấy ở những con người thời kỳ đầu háo hức với niềm tin và lý tưởng, nhưng lại thuyết phục bởi có sự tương đồng với tính cách người Hà Nội gốc. Dưới những hành động cử chỉ hào hoa, thanh lịch ấy, là sự quyết tâm, kiên định, là sự cực đoan không thể thay đổi khi đã đặt niềm tin và cuộc sống vào những tín niệm nào đó. “Đào, phở và piano” lấy được cảm xúc của khán giả nhờ vào sự thể hiện tinh thần “tận hiến” xuyên suốt trong phim.
CHẤT “WEIRD” VÀ “SLAY” THU HÚT NHIỀU KHÁN GIẢ TRẺ
Tôi luôn nhìn các bạn trẻ với cái nhìn trân trọng và đánh giá cao. Bởi vì các bạn có điều kiện tiếp cận với thế giới bên ngoài, với tri thức nhiều hơn các thế hệ trước. Các bạn cũng sẵn sàng bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình thẳng thắn. Và đương nhiên các bạn trẻ có những gu, sở thích khác nhau. Khán giả lớn tuổi đi xem phim với sự từng trải, hiểu biết thì “Đào, phở và piano” khơi gợi cho họ những cảm xúc mà họ đã từng bắt gặp từ những tác phẩm nghệ thuật có nét tương đồng trước đó, khi mà dòng phim về chiến tranh, lịch sử luôn là một thế mạnh được ghi nhận trong lịch sử điện ảnh Việt Nam và khi ấy dòng phim giải trí, thị trường chưa lấn át, khuynh đảo như hiện nay. Giới trẻ cũng bị cuốn hút bởi họ muốn xem một bộ phim đang đình đám là như thế nào. Yếu tố lịch sử hay sự lãng mạn, tình yêu thời chiến đương nhiên là một món ăn tinh thần khá lạ giữa vô vàn những sự giải trí thời thượng hiện nay.
Nhưng không chỉ thế, sự thành công của “Đào, phở và piano” còn đến từ một vài yếu tố mà có lẽ đạo diễn Phi Tiến Sơn cũng không ngờ tới. Phi Tiến Sơn đẩy ba yếu tố đào, phở và piano lên trong phim theo kiểu rất điện ảnh để khắc họa một Hà Nội như người ta vẫn hay nghĩ về, nhưng bản thân cái tên phim “Đào, phở và piano” khá lạ lùng so với một phim thể hiện đề tài lịch sử, xưa nay vốn thường mang cái tên khá công thức, khô cứng. Giới trẻ thích cái tên phim bởi chất độc, lạ, trẻ trung của nó. Bản thân tên phim “Đào, phở và piano” đọc lên tuy có vẻ rời rạc, không gắn kết, nhưng với bất cứ ai am hiểu văn hóa Việt Nam đều biết đấy là những biểu tượng đặc trưng cho Hà Nội và là những biểu trưng đẹp, nên thơ, tương phản với sự khốc liệt của chiến tranh.
Chất “quái” khi làm phim của đạo diễn Phi Tiến Sơn không rõ tình cờ hay cố ý lại khá hợp gu với giới trẻ bây giờ. Sự thanh lịch hay hào hoa nhiều khi trở thành cực đoan, thành tín niệm của người Hà Nội trong bối cảnh chiến tranh được đẩy lên thành trùng hợp với chất “weird” và “slay” được thể hiện trong phim, hai tính chất mà giới trẻ bây giờ rất thích, đặc biệt là giới trẻ có vốn hiểu biết nhất định. “Weird” là kỳ quái, lạ lùng. Còn khi giới trẻ khen ai đó slay, có nghĩa là thích cách họ hành động, phong cách hoặc ngoại hình của họ. Dõi theo nhiều trang giải trí Việt trên mạng xã hội cũng như các fanclub Việt, luôn dễ thấy rằng những ngôi sao ca nhạc, điện ảnh, sân khấu… quốc tế thường thu hút đông đảo các bạn trẻ Việt hâm mộ không chỉ bởi tài năng hay nhan sắc, mà còn bởi những hành động, cử chỉ mang chất quái, phát ngôn cá tính, ấn tượng. Thậm chí nhiều bạn trẻ hâm mộ không chỉ những người cùng thế hệ như Taylor Swift, Rihanna, Adele.., mà còn tạo những fanclub cho những nghệ sĩ kỳ cựu như Madonna, Cate Blanchett… với những lời khen ngợi, tôn sùng. Bộ phim “Đào, phở và piano” có một nhân vật mà nhiều bạn trẻ rất thích bởi nhận thấy sự tương đồng mang chất “weird” và “slay”. Đó là nhân vật ông họa sĩ do NSND Trần Lực thủ vai. Đóng một vai phụ nhưng lại xuất hiện xuyên suốt trong phim, vai ông họa sĩ ở nhiều cảnh diễn đã lấn át các nhân vật khác và tạo được cảm xúc thú vị cho khán giả. Từ những phát ngôn hài hước, tưng tửng một cách dễ thương cho đến những triết lý nghe có vẻ nửa đùa nửa thật không hợp với thời chiến nhưng thật sự gây ấn tượng kiểu như: “Thì cũng phải có người ở lại để hương khói cho họ chứ”; từ điệu bộ nhún vai, phớt đời rất khinh bạc kèm câu nói để giải thích vì sao vẫn sống cùng với chiến lũy: “Thì chết là cùng chứ gì” cho đến cảm hứng nghệ thuật bùng cháy ở bức tranh vẽ trong đêm cuối cùng… đều được nghệ sĩ Trần Lực diễn rất xuất sắc.
Hình ảnh ông hàng phở cũng là một điểm nhấn thú vị của phim. Bởi vì ông hàng phở trong phim làm tôi nhớ đến một ông hàng phở cũng hói, nổi danh ở phố cổ mà thỉnh thoảng ra Hà Nội tôi hay ghé vào ăn phở. Ai đã từng ăn phở ở đó, sẽ có cảm giác thú vị vì thấy ông hàng phở trên phim… quen quen. Tôi nghĩ nhiều khán giả ở Hà Nội cũng sẽ có cảm giác giống như tôi.
NHỮNG THỦ PHÁP PHI TUYẾN TÍNH, ĐỒNG HIỆN, DÒNG Ý THỨC, LIÊN VĂN BẢN, PHI TRUNG TÂM HÓA TRONG PHIM
Nói thêm một chút cho rõ, vì có một số khán giả có thể chưa quen. Thủ pháp phi tuyến tính là không theo trình tự thời gian, nên mới có cảnh đầu phim là cảnh nóng, và bộ phim đan xen giữa các mốc thời gian trong một ngày đêm, khi mà các cảnh chuyển qua lại giữa các thời điểm. Đồng hiện và dòng ý thức có thể thấy khi mà nhân vật anh lính Văn Dân nghĩ về đám cưới với Thục Hương và nghe Thục Hương chơi đàn piano. Chú bé đánh giày thì ở thời điểm đưa anh lính Văn Dân đi tìm vũ khí, lại nhớ về ngày xưa vui vẻ chưa có chiến tranh, chơi với các bạn cùng tuổi…
Liên văn bản, hình ảnh thì cực kỳ nhiều. Liên văn bản (intertextuality), cùng với phi trung tâm hóa (decentralization) nằm trong lý thuyết giải cấu trúc (deconstruction). Đạo diễn Phi Tiến Sơn có lẽ không phải là người am hiểu về lý thuyết nghệ thuật. Song ông là người có chất “quái”, có sự nhạy cảm nghệ thuật mang tính bản năng, và rất tình cờ những cái mà ông làm phim, lại trùng với điều mà nhiều khán giả thích và có thể nhìn những điều này từ lý thuyết nghệ thuật. Liên văn bản có nhiều hình thức như: phóng tác/chuyển thể (adaptation); dịch thuật (translation); mô phỏng (imitation); điển cố, điển tích; giễu nhại (parody); nhại, cắt dán (pastiche, collage); nghịch đảo (anagram); ám chỉ (allusion); xoáy vặn (twisting)... Thế thì ở bộ phim “Đào, phở và piano”, có những gì là liên văn bản?
- Bộ phim có những khung cảnh gợi nhớ tác phẩm nổi tiếng “Sống mãi với Thủ đô” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và những bài thơ như “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi với “Người ra đi đầu không ngoảnh lại. Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” và những người lính trí thức tiểu tư sản trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Hay gợi nhớ bài hát “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi:
“Hà Nội cháy, khói lửa ngập trời.
Hà Nội hồng ầm ầm rung,
Hà Nội vùng đứng lên! Hà Nội vùng đứng lên! Sông Hồng reo, Hà Nội vùng đứng lên!”
- Hình ảnh bát phở và vợ chồng ông chủ quán làm liên tưởng đến tác phẩm “Hà Nội băm sáu phố phường” của Thạch Lam và “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng, hay tùy bút về phở của Nguyễn Tuân.
- Cây đàn piano và cô gái chơi đàn làm khán giả nhớ đến một Hà Nội với “Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ” trong ca khúc “Em ơi, Hà Nội phố” (nhạc Phú Quang; thơ Phan Vũ) và trong nhiều bài hát khác của Phú Quang. Âm nhạc trong phim được trau chuốt và cũng khiến cho khán giả thích thú, với những giai điệu từ piano với các bản nhạc kinh điển của các nhà soạn nhạc Richard Wagner, Franz Liszt, bản ca trù như “Chí làm trai” (lời thơ Nguyễn Công Trứ), “Đời đáng chán” (lời thơ Tản Đà) hay ca khúc “Du kích ca” (Đỗ Nhuận), “Suối mơ” (Văn Cao)…
- Chú bé đánh giày là một hình bóng của em bé Gavroche trên chiến lũy trong tác phẩm “Những người khốn khổ” của nhà văn Pháp Victor Hugo. Cũng là phảng phất hình bóng của em Lượm trong thơ Tố Hữu
Ngày Huế đổ máu,
Chú Hà Nội về,
Tình cờ chú cháu,
Gặp nhau Hàng Bè.
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...
- Với cái nhìn nghệ thuật như là tôn giáo thiêng liêng, cảnh vẽ tranh của ông họa sĩ già với sự giúp đỡ của cha xứ là sự diễn lại một “Chữ người tử tù” mới của Nguyễn Tuân và phảng phất cả “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mỹ O’Henry, tạo nên mỹ cảm!
- Chuông nhà thờ vang lên và câu thoại của nhân vật nhà tư sản Hà Nội về “Chuông nguyện hồn ai” chính là tên một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Mỹ Ernest Hemingway viết về chiến tranh.
- Bức họa mà nhà tư sản Hà Nội nhìn vào và thoại, chính là một bức tranh cực kỳ nổi tiếng trong lịch sử hội họa thế giới “Nữ thần Tự do trên chiến lũy”, tranh sơn dầu của họa sĩ Pháp Eugene Delacroix vẽ năm 1831, miêu tả cuộc cách mạng dân chủ Pháp 1930. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, bên cạnh nữ thần, hình ảnh chú bé đường phố ở bức tranh đã trở thành nguồn cảm hứng cho Victor Hugo xây dựng nhân vật chú bé Gavroche trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.
Và mặc dù có hai nhân vật chính, nhưng bộ phim này lại “phi trung tâm hóa” nhân vật. Có nghĩa là theo mạch phim, không có nhân vật nào trở thành trung tâm, mỗi nhân vật đều có một vai trò gần như nhau, đều cố gắng gây ấn tượng cho khán giả. Chính vì thế, vai ông họa sĩ già hay vợ chồng ông hàng phở là kiểu nhân vật được nhiều khán giả chú ý hơn cả hai nhân vật chính và thu hút cảm xúc hơn.
THÀNH CÔNG NHẤT TỪ BỘ PHIM “ĐÀO, PHỞ VÀ PIANO” LÀ… MẠNG XÃ HỘI
Phim “Đào, phở và piano” được hưởng lợi từ hiệu ứng mạng xã hội, đây là cách quảng bá miễn phí và rộng rãi nhất. Trong trường hợp này, như tôi đã từng đưa ra quan điểm khi nghiên cứu về văn hóa mạng (Internet Culture) thì đây là quyền lực thứ năm và nhiều khi lấn át cả báo chí, bởi lẽ khán giả có thể nói khá thoải mái, nhận xét khá thoải mái về phim này, mà không bị hạn chế gì, với mọi cách nhìn và quan điểm khác nhau. Mọi lời khen hay là chê đều mang hiệu ứng lan tỏa.
Quyền lực thứ năm là gì? Theo quan điểm của tôi, đó là những phương tiện truyền thông mới qua Internet như blog cá nhân, mạng xã hội như Facebook, Instagram, X và Youtube, Tik Tok… Ưu điểm của quyền lực thứ năm là gì? Thứ nhất, là không bị giới hạn về không gian (có thể đọc được ở mọi nơi, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau) và thời gian (đọc lúc nào cũng được, dễ dàng tìm lại các tư liệu cũ chưa đọc). Thứ hai, là tính tiện nghi và linh hoạt, chúng ta có thể sử dụng các thiết bị từ đắt tiền đến rẻ tiền để đọc và viết, ở bất kỳ trạng thái nào. Thứ ba, đó là tính cá nhân song hành với tính cộng đồng. Một cá nhân nào đó có thể lập ra một trang mạng hoặc blog, hoặc trang Facebook, tài khoản Instagram, X, Tik Tok… và thu hút cộng đồng tham dự. Từ đó mới nảy sinh ra các KOLs trên mạng xã hội, cũng như các nhóm cộng đồng.
KOLs (Key Opinion Leaders) theo Từ điển Merriam – Wester có thể hiểu là “người dẫn dắt quan điểm, tư tưởng”. Họ là là những người nổi tiếng, họ tạo ra những xu thế trong đời sống và dẫn dắt cộng đồng theo mức độ ảnh hưởng của họ. Họ có thể là những ngôi sao điện ảnh, ca nhạc, những stylist, chuyên gia làm đẹp, ẩm thực… hoặc cũng có thể là những con người có thế mạnh nào đó trong lĩnh vực chuyên môn của họ, chẳng hạn như nhà văn, nhà thơ, doanh nhân, kỹ sư, bác sĩ, nhà báo, nhiếp ảnh gia… hoặc có những hoạt động thu hút cộng đồng chẳng hạn như người làm từ thiện, người truyền đạo…
Tất nhiên quyền lực thứ năm cũng là con dao hai lưỡi, trên đó chúng ta thấy thông tin giả song hành cùng thông tin thật, người xấu chen với người tốt, và những người tỉnh táo, hiểu biết thì luôn có sự nhìn nhận, đánh giá rõ ràng của riêng mình. Bù lại, quyền lực thứ năm được tự do và độc lập về mặt tư duy và nhận thức, và nó chính là sự bù đắp tốt nhất cho những nhược điểm của quyền lực thứ tư. Thực tế trong xã hội Việt Nam bây giờ, quyền lực thứ tư và quyền lực thứ năm đang có sự cạnh tranh gay gắt trong rất nhiều vụ việc, cung cấp thông tin và rất nhiều lần, cán cân và lòng tin của công chúng nghiêng hẳn về quyền lực thứ năm.
Cho nên với “Đào, phở và piano”, quyền lực thứ năm thể hiện qua nhiều vụ việc cụ thể, gần đây nhất là qua lời chê của một khán giả trẻ có nói là từng học lớp phê bình phim ảnh, một nhà văn nữ hay một nữ tổng biên tập tạp chí. Những lời chê này từ góc nhìn của họ, song cũng làm tăng thêm hiệu ứng lan tỏa cho bộ phim. Còn bản thân những người tham gia bộ phim, họ cũng tương tác nhiều hơn trên mạng xã hội để quảng bá cho phim và cho chính họ. Bản thân các công dân mạng (netizens) thì cũng có dịp để thể hiện quan điểm, cách nhìn của mình về bộ phim. Cho nên tôi nhận định rằng: Như nhiều hiện tượng văn học nghệ thuật khác, người thắng lớn nhất trong bộ phim “Đào, phở và piano” chính là… mạng xã hội!
Nhưng trên mạng xã hội cũng đầy thông tin giả. Hình ảnh những chiếc máy điều hòa nhiệt độ như một tấm ảnh đang lan truyền rộng rãi là không hề có trong phim. Cảnh chiếc muôi inox sáng lóa ở chạn bếp nhà ông hàng phở cũng không hề có trong phim, chắc có lẽ là ảnh photoshop! Nên cẩn trọng với những thông tin này.
Và đương nhiên mạng xã hội cũng có cả những thành phần cực đoan, nhân danh lòng yêu nước và tinh thần dân tộc để chửi bới một số người có ý kiến khác. Tôi nghĩ rằng ai cũng có quyền nói lên quan điểm của mình. Và khi đã nói, sẽ phải tập làm quen, chấp nhận nghe mọi ý kiến trái chiều, kể cả những ý kiến cực đoan. Bởi vì đó là một phần đời sống mạng xã hội.
BỘ PHIM VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH ẤN TƯỢNG NHẤT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY, DÙ CÒN NHIỀU THIẾU SÓT
Chọn cách làm phim đan xen giữa kết cấu phi tuyến tính, tức là không theo trình tự thời gian và sử dụng cả thủ pháp đồng hiện trong nhiều phân cảnh, bộ phim đòi hỏi người xem phải tập trung theo dõi nếu không sẽ khó mà hiểu được ý đồ của đạo diễn. Vì vậy, một số khán giả kêu ca không hiểu là do họ chưa hiểu được thủ pháp này. Khâu thiết kế phim trường và kỹ xảo nhiều chỗ còn chưa chân thực, tạo cảm giác giả. Có thể do hạn chế về kinh phí nên khung cảnh chiến lũy, xe tăng, lính Pháp đi càn… còn chưa thật sự thuyết phục. Thậm chí trong các vũ khí mà bộ phim đưa ra, chỉ có bom ba càng là gần nhất với hình ảnh trong lịch sử quân sự Việt Nam, còn thì các vũ khí khác đều sai, hoặc mô phỏng na ná. Cành hoa đào thì giả trân. Ít nhất là thay đạo cụ cành đào vài lần, vì mỗi cảnh quay thì cành đào lại to nhỏ khác nhau. Lúc thì cành đào có dây buộc, lúc thì không!
Nếu đi soi về khung cảnh phim, về vũ khí, trang phục, chiến lũy… khán giả có thể đến Bảo tàng Lịch sử quân sự ở Hà Nội. Tại đây có thể xem các hình ảnh và vũ khí thực về cuộc chiến 60 ngày đêm ở Thủ đô Hà Nội. Có thể thấy đạo diễn Phi Tiến Sơn đã khảo sát khá kỹ tư liệu. Song, từ việc khảo sát tư liệu đến việc biến thành đạo cụ hiện thực trên phim là cả một khoảng cách dài! Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh một điều, Hà Nội thời đó không như nhiều người, nhất là nhiều người miền Nam lầm tưởng, Hà Nội thời đó cũng hoa lệ, thanh lịch, nhất là ở tầng lớp tư sản, trí thức và cách ăn nói thì khá cầu kỳ, nên thoại trong phim nhiều khán giả nghĩ là giống kịch, nhưng không hẳn như thế. Còn về trang phục thì thời đó là động viên, mang tinh thần tự vệ quân, không phải lính chính quy, nên có gì mặc nấy, không phải ai cũng mặc trang phục lính.
Bộ phim cố gắng tạo cảnh giống thật, nhưng kỹ xảo còn kém, khiến cho khán giả xem có thể thấy khó chịu. Đoạn kết phim là cao trào, bi tráng nhất, tạo được cảm xúc cho người xem nhưng sẽ thuyết phục hơn nếu như dùng kỹ xảo tốt hơn. Một số phân đoạn nhấn nhá về chuyện thèm phở của cậu bé đánh giày tuy có thể làm cho một số nhà phê bình điện ảnh không thích, nhưng phản ứng của phần đông khán giả lại khá thú vị, thích thú, gây cười cho khán giả, như một thủ pháp “làm mềm mại hóa” sự cứng nhắc, khô khan của cuộc chiến. Nhưng không hẳn khán giả nào cũng thích sự “làm quá” về hình ảnh bát phở. Bản thân tôi cũng không thích hình ảnh bát phở bị làm quá lên. Nhưng dù vậy, bộ phim “Đào, phở và piano” vẫn là một bộ phim đáng xem bởi sự ấn tượng của nó, và có thể nói đây là một bộ phim về đề tài chiến tranh được làm với sự tâm huyết, chỉn chu nhất trong những năm gần đây.
SUY NGHĨ THÊM: ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM CẦN PHIM CHÍNH LUẬN, PHIM GIẢI TRÍ MANG TÍNH THỊ TRƯỜNG VÀ CẦN CẢ DÒNG PHIM NGHỆ THUẬT, ĐỘC LẬP
Cũng từ hiện tượng cháy vé và sự phản hồi tích cực của khán giả đối với phim “Đào, phở và piano”, việc cần làm hiện nay là để cho bộ phim được công chiếu rộng rãi hơn, tạo điều kiện cho nhiều khán giả được thưởng thức. Tuy ở thời điểm hiện tại, đã có những cụm rạp tư nhân cũng tham gia phát hành nhưng còn vướng cơ chế về kinh phí cho phát hành, phổ biến, quảng bá, nên những việc cần làm ngay là những cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, điện ảnh cần có sự làm việc tích cực với các cụm rạp tư nhân về việc đưa phim về chiếu. Đồng thời có thể đưa phim về chiếu miễn phí hoặc với giá rẻ trong các trường phổ thông và đại học, chiếu miễn phí nơi công cộng ở các vùng sâu vùng xa, các địa phương còn khó khăn. Hơn thế nữa, việc đưa phim lên bán ở những nền tảng giải trí trên mạng của Việt Nam và thế giới như FPT Play, Neflix... cũng cần được tiến hành sớm.
Về lâu dài, bản thân các cơ quan chức năng cũng nên có đưa ra những quy định mới về kinh phí phát hành, tỉ lệ ăn chia với các nhà phát hành phim tư nhân về việc phát hành phim nhà nước và có những giải pháp thiết thực, cụ thể như phát hành phim trên các nền tảng giải trí trên mạng trong và ngoài nước… Có như vậy, định kiến về chuyện làm phim Nhà nước để… xếp vào kho, không phát hành được, mới dần mất đi và điều quan trọng nhất là vừa phục vụ được nhu cầu giải trí tinh thần của người dân một cách chính đáng, vừa không làm lãng phí nguồn ngân sách nhà nước.
“Đào, phở và piano” trở thành một hiện tượng mà ngay cả người trong cuộc cũng bất ngờ, cho thấy rằng dòng phim về đề tài lịch sử, do nhà nước đặt hàng, nếu được thể hiện theo một kiểu gần gũi với khán giả, thoát ra khỏi những công thức chung thông thường, thì rất dễ được lòng công chúng. Vậy thì có thể xem "Đào, phở và piano" như một hiện tượng để nhìn ra những vấn đề cần lưu ý khi làm phim đặt hàng của nhà nước.
Những thành công về mặt doanh thu của dòng phim tư nhân mà tiêu biểu là những phim của Trấn Thành cho thấy Trấn Thành là một người làm rất tốt khâu quảng bá cho phim và bản thân anh cũng nắm bắt rất tốt được phân khúc thị trường của mình. Dòng phim giải trí, thị trường thì chúng ta cũng không thể bắt phải hay như là nhiều bộ phim giải trí của Hollywood được vì ngoài kịch bản, còn cần bối cảnh, kinh phí và cả trình độ của người làm phim cũng như thị hiếu khán giả bình dân cần nội dung đơn giản, dễ xem, dễ hiểu. Nhưng quan điểm của nhà nước Việt Nam về văn hóa từ trước đến nay luôn nhấn mạnh yếu tố “đại chúng”, kể từ “Đề cương văn hóa” ra đời năm 1943. Theo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam thì đến năm 2030 ngành điện ảnh đạt doanh thu hơn 6000 tỷ VNĐ. Và dòng phim tư nhân từ trước đến nay đáp ứng khá tốt yêu cầu về mặt doanh thu. Một số nhà làm phim tư nhân như Trấn Thành, Lý Hải, Nhất Trung, Võ Thanh Hòa… với những phim như “Bố già”, “Nhà bà Nữ”, “Mai”, series phim “Lật mặt”, ‘Siêu lừa gặp siêu lầy”… lập kỷ lục với những con số doanh thu ấn tượng. Thế nên điện ảnh không chỉ mang lại lợi nhuận cho cá nhân, mà còn là một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước. Dòng phim thị trường tồn tại là có lý do của nó và bản thân sự tồn tại của nó đang nuôi sống ngành công nghiệp điện ảnh ở Việt Nam. Đây là điều rất đáng ghi công cho dòng phim này!
Điện ảnh Việt Nam rõ ràng còn rất nhiều điều cần phải bàn luận. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra mà rất khó có câu trả lời cho thỏa đáng ngay trong lúc này: Điện ảnh Việt Nam nằm ở vị trí nào trên bản đồ điện ảnh thế giới? Đã có những tác phẩm gì tiếp cận với điện ảnh thế giới, được điện ảnh thế giới ghi nhận? Các thế hệ nghệ sĩ, đạo diễn có những ai được biết đến bên ngoài đất nước Việt Nam với tư cách ngôi sao? Điện ảnh Việt Nam có bản sắc gì, có những đề tài nào có thể khai thác? Thị trường phim Việt Nam sẽ đọng lại những gì, giới thiệu ra thế giới những gì với những phim như “Mai” hay “Gặp lại chị bầu”?... Là gì ngoài doanh số ấn tượng? Là gì ngoài những tranh cãi triền miên trên mạng xã hội? Bù đắp vào những điểm yếu đó, không chỉ là dòng phim chính luận do nhà nước đặt hàng, mà còn cần phải chú trọng phát triển dòng phim độc lập, nghệ thuật.
Dòng phim nghệ thuật, độc lập của các đạo diễn Việt Nam tuy khá kén người xem, nhưng đây là dòng phim cho thấy sự đam mê, tài năng sáng tạo của người làm nghề và khả năng tiếp cận với trình độ của điện ảnh thế giới. Gần đây có thể kể đến những thành công của phim Việt Nam như “Tro tàn rực rỡ” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đoạt giải Khinh khí cầu vàng tại Liên hoan phim Ba châu lục tại Nantes (Pháp) năm 2022, phim “Bên trong vỏ kén vàng” của Phạm Thiên Ân giành giải Camera Vàng dành cho phim đầu tay xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes 2023, phim “Cu li không bao giờ khóc" của Phạm Ngọc Lân thắng giải phim đầu tay xuất sắc tại Liên hoan phim Berlin… cho thấy vị thế và thành công của dòng phim nghệ thuật, độc lập. Sự phát triển của dòng phim này rất đáng được khuyến khích, bởi đây là cách để trình độ điện ảnh Việt Nam hướng đến tiếp cận với thế giới.
Điện ảnh là thành quả sáng tạo của rất nhiều người và có lượng công chúng đông đảo bậc nhất trong các loại hình nghệ thuật. Điện ảnh Việt Nam cần sự toàn diện, đa dạng và phong phú với nhiều dòng phim, nhiều thể loại phim. Điện ảnh Việt Nam cũng cần có sự phát triển cân bằng để có những bộ phim hay, có chất lượng nghệ thuật, có doanh thu cao, là điều mà khán giả mong mỏi.
MỘT CHÚT NGOẠI ĐỀ KHÔNG TRỮ TÌNH
Cho dù “Đào, phở và piano” theo tôi không phải là một bộ phim hay theo đúng nghĩa của từ “hay”, nhưng đó là phim tốt nhất lấy đề tài từ cảm hứng chiến tranh trong những năm gần đây. Tôi nghĩ tôi xem phim này với hai cảm xúc, cảm xúc của một người làm phê bình văn học nghệ thuật và nhận ra phim còn nhiều thiếu sót, nhưng lại đủ sức đánh động cảm xúc của nhiều khán giả nhờ vào khai thác yếu tố lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, cũng như những thủ pháp nghệ thuật mà tôi nêu ở trên.
Còn về cảm xúc cá nhân, bản thân tôi đã xem nhiều phim của Việt Nam lấy đề tài từ chiến tranh. Mỗi khi xem những phim về chiến tranh, tôi thường nghĩ đến gia đình hai bên nội ngoại của tôi. Tôi hiểu được lý tưởng của những thế hệ đi trước một thời, khi mà họ có trong tay nhiều thứ, nhưng lại vứt bỏ tất cả để đi làm cách mạng. Sức hấp dẫn của lý tưởng bao giờ cũng rất đặc biệt. Những lời tuyên truyền trên sách vở hay phim ảnh không thể nào bằng thực tế chứng kiến trong gia đình. Lý tưởng đã khiến cho ông nội tôi, một nhà nho tham gia Quốc dân đảng, rồi năm 1927 tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, năm 1930 trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản. Nhưng một trong những bí danh khi đi làm cách mạng của ông nội tôi lại là một tác phẩm của Đạo gia! Lý tưởng đã khiến cho ông ngoại tôi, một công tử thập niên 30 cưới vợ rước dâu bằng một đoàn xe ô tô, nhưng năm 1944 vào nhà ngục Hỏa Lò vì là Việt Minh, và chỉ được ra tù vào tháng Tám năm 1945. Tôi cũng đọc những lá thư bà ngoại tôi gửi cho ông ngoại những ngày ông ở chiến khu, vẫn đầy nũng nịu, mơ mộng, trách móc, giận hờn! Một bác ruột tôi là liệt sĩ. Và tôi cũng chứng kiến hai bác ruột tôi, một thương binh mất một chân, một thương binh mất một mắt, nhưng chưa bao giờ có một lời than về những năm tháng chiến tranh. Chỉ có xã hội Việt Nam sau khi hòa bình làm họ thất vọng. Tôi nhớ khi tôi còn nhỏ, một bác ruột tôi, từng làm việc ở Bộ Tổng tham mưu, hay gửi cho gia đình tôi những lá thư thông tin về các vụ việc tiêu cực, trong đó bác ký vào không ít những lá đơn kiến nghị của những tướng tá về hưu. Tôi cũng đọc những dòng nhật ký của bố tôi trên đường vượt Trường Sơn vào miền Nam. Nhật ký của ông nhan đề bằng tiếng Pháp, có nghĩa là “bí ẩn tâm hồn”. Và tôi đọc nhật ký biết rằng trên đường vượt Trường Sơn, bố tôi vẫn học tiếng Anh, vẫn làm thơ, vẫn tìm đọc tiểu thuyết xuất bản ở Sài Gòn để biết phía bên kia là thế nào, thậm chí còn ghi cả những nhận xét, phân tích về những tác phẩm, trong khi chuyện sống chết là chuyện xảy ra hàng ngày! Nên tôi không thấy xa lạ với những nhân vật được thể hiện trong phim.
Lý tưởng làm cho con người ta có sức mạnh phi thường, dù là trong hoàn cảnh chiến tranh, dù là đối mặt với cái chết. Do vậy, với những ai có trải nghiệm từ chính cuộc sống cá nhân hay gia đình, hay dù không như vậy, nhưng có quan tâm đến việc thể hiện lịch sử thông qua số phận con người trong tác phẩm điện ảnh như thế nào, thì có lẽ đây là một bộ phim mà họ muốn xem. Còn xem xong cảm thấy như thế nào thì tùy thuộc vào “tầm đón nhận” của mỗi khán giả.

Hà Thanh Vân

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2024

                     CỠ CẢNH CỦA KHUÔN HÌNH NHIẾP ẢNH


Phạm Thanh Hà 

Trích từ Công trình "Cấu trúc, không gian khuôn hình nhiếp ảnh"-Tác giả Phạm Thanh Hà"

Bố cc tổng thể ca khuôn hình phụ thuộc vào điểm nhìn từ vị trí máy nh tớđối tượng ghi hình. Quyếđịnh yêu cầu bố cc từ lựa chn góc độ thu hình- phương pháp to hình phổ biến ca nhiếnh. Chính góc chp xác định vị trí các thành phần bố cc, các mối quan hệ ca chúng, phn chiếu trên các bộ phận phông nềnDko Lidia Pavlovna - Nữ tiến sỹ Nghệ thuật học, thầy dậy môn nhiếp ảnh của nhiều thế hệ quay phim Liên Xô cũ và các nhà quay phim lão thành Việt Nam, đã viết trong Cơ sở bố cc nhiếnh (Trang 17). Khong cách gần hay xa từ vị trí máy trước hếđem li khả nng thay đổi kích thước hình nh, nó được phóng đại với vị trí máy gần và giđi với việc tng khng cách từ vị trí máy nh tới chủ thể ghi hình. Do đó, sự lựa chn khong cách chp phụ thuộc vào kích thước hình nh mà nhiếnh gia mong muốn thể hiện, đó là cỡ cnh. Với máy nh ở khong cách đã xác định cùng ống kính với tiêu cự chn trước, nhiếnh gia sẽ cho người xem thấy một phần ca một không gian- phong cnh, đại cnh đông người hay một hođộng trước máy nh, toàn thân một nhân vật hay chỉ một khuôn mặt ? Tiếp cận hay lùi xa để lấy hình là công việc quá đơn giđối với người chp nhng li là nhiệm vụ hết sức quan trng về to hình cùng ý tưởng ca anh ta. Về bn chất, việc lựa chn cỡ cnh là bắđầu hình thành bứnh tương lai, là cơ sở ban đầu ca bố cc.

Toàn cnh: Được chp với vị trí máy xa, với một không gian đáng kể, cho thấy các hình nh bằng một cái nhìn chung- (Sách L. P. Đưco trang 18.) Cỡ cnh toàn rộng thường dùng để chp phong cnh, kiến trúc, công xưởng, việđồng áng, các sự kiện mít tinh, tuần hành, hội hp vớđông đảo người tham dự.Toàn cnh vẫn có thể thực hiệở cự ly gần bằng ống kính tiêu cự ngắn với góc ôm rộng. Bên cnh cái nhìn tổng thể và cm xúc không gian truyềđạt tới người xem toàn cnh có hn chế là trong cnh chp thiếu sự rõ ràng và không thể chuyển tđược những chi tiếđặc thù trong đó, những thứ đôi khi rất quan trng và thú vĐiểm yếu ca toàn cnh sẽ là điểm mnh ca trung cnh, cận cnh và đặc tả. Toàn cnh cho người xem một cái nhìn tổng thể cđối tượng ghi hình, nói cụ thể hn là toàn vn nhân vật hoặc nhóm người. Trong những trường hợp này các nhân vật trong nh cùng hành động ca họ được thấy rõ ràng hn với quần áo, vật dng cầm tay cng như thái độ và tình cm ca h. Cỡ cnh toàn hp này không gian hn chế hn vì lẽ kích thước các nhân vật trong khung hình lớn hn do cự ly chp gần hoặc khi chp các tác giả sử dng ống kính tiêu cự dài để thu hp khong cách với các nhân vậở xa máy nh.


Đến giờ ăn-Ảnh: Tiến Dũng 

Bức ảnh trên là thí dụ về toàn cảnh với góc máy bao quát từ trên cao cho thấy tỷ lệ của các nhân vật nhỏ trong một không gian lớn. Cỡ cảnh toàn rộng có lợi thế để mô tả không gian, môi trường và mối tương tác giữa môi trường với các đối tượng hình ảnh mà người chụp muốn mô tả. Hiện nay cỡ cảnh toàn rộng góc úp bap quát đang được sử dụng rộng rãi khi các người chụp tự trang bị được cho mình các thiết bị bay đơn giản. 


Ba người đánh cá hồ Ile T, Mianma. Ảnh: David Lazar

Trung cnh: Nếu nhiếnh gia có mc tiêu khác, cần thiết phi giới thiệu một con người cụ thể với trng thái cùng sắc thái riêng anh ta cần một cỡ cnh khác. Trung cnh cho thấy bối cnh cụ thể hn với cự ly gần hn với kích thước hình nh ca con người và những đồ vật trong cnh rõ ràng hn. Tất cả những điềđó khiến cỡ cnh này đặc biệt phổ biến trong lnh vựnh chân dung, thể lonh phóng sự. Trung cnh giàu thông tin, trong khuôn hình đó có khuôn mặt con người với tâm trng, thái độ, tư thế, trng thái các nhân vật vv...

Trung cnh có thể bao gồm phần lớn trong mặt phẳng không gian nh dáng vóc ca một hay nhóm ngườđông thời vẫn hàm chứa trong không gian đó các yếu tố nền tng cho bố cc như phông nền, các yếu tố ca hoàn cnh, thờđiểm và vật dng liên quan đến các nhân vật.


Ảnh: Đồng Hiếu 

Trong bứnh trên là một gia đình đi trên đường trong thành phố. Ông bố điều khiển xe máy, mắt quan sát đường cùng ngón tay trỏ luôn chm sẵn vào phanh. Đứa trẻ ngồi giữa tay ôm khư khư lấy con chó với vẻ buồn khi phải mang nó đi tặng. Bàn tay người mẹ cùng hướng nhìn ca chị như đang muốn vỗ về cả hai. Phông nền thành phố cùng áo xống ca các nhân vật trong nh cho biết thờđiểm giá lnh, bđồ trước xe máy cùng chiếc ba lô sau lng người vợ cho thấy gia đình nhỏ này như bắđầu rời thành phố về quê n Tết. Tuy không gian ca cỡ trung cnh không nhiều nhng hàm chứa nhiều thông tin. Nhờ chn khong cách ghi hình, cỡ cnh hợp lý ca người chp nên người xem như đượở ngay bên các nhân vật, hiểu rõ được hoàn cnh xy ra sự kiện, hiện tượng.

Cận cnh: Gọi một cách khác là cảnh gần. Vị trí máy nh tiếp cận hn vớđối tượng ghi hình, hn chế không gian và làm cho kích thước hình nh chủ thể lớn hn to thành cận cnh. Khái niệm cận cnh trong nhiếnh dường như có lợi thế với chp chân dung khi mà tâm trạng tính cách và tâm trạng của nhân vật được người chụp khai thác trên khuôn mặt nhân vật. Cận cnh luôn phân định không gian nhỏ nên trong hình ta thấy chủ yếu là khuôn mặt con người, một phầđôi vai và các thành phần này. Cận cnh cho phép to hình dng con người cụ thể, cung cấp tốđa mứđộ cá nhân hóa, cho thấy sự phong phú và đa dng từ nét mặt anh ta và thông qua vẻ ngoài này để mở ra bn chất bên trong, tâm lý, tâm trng, thế giới tâm hồn ca con người- Dko Lidia Pavlovna (Cơ sở bố cc nhiếnh,trang 20). Bởi không gian không đáng kể ca cnh cậđã loi trừ hầu hết môi trường. Tuy nhiên những tình huống điển hình từ các chi tiết.


Em gái không bông tai. nh- Bill Gekas.

Cận cnh cho phép to hình dng con người cụ thể, cung cấp tốđa mứđộ cá nhân hóa, cho thấy sự phong phú và đa dng từ nét mặt anh ta và thông qua vẻ ngoài này để mở ra bn chất bên trong, tâm lý, tâm trng, thế giới tâm hồn ca con người- Dko Lidia Pavlovna  đã viết Cơ sở bố cc nhiếnh, trang 20. Bởi không gian không đáng kể ca cnh cậđã loi trừ hầu hết môi trường. Tuy nhiên những tình huống điển hình từ các chi tiết.

Cuộc sống ca hình mẫu, tâm hồn con người, tính chất ca dáng v, tư thế, cử chỉ là những thứ giúp cho biểu cm ca lời nói, biểu hiện ca cm xúc cng như trng thái bên trong ca con người. Nắm bắt một cách chính xác và kp thờđưa vào bố cc khuôn hình cử chỉ hiếthấy sẽ làm mnh hn biểu cm ca chân dung. Hướng nhìn nhân vậđược tính trước luôn tđược một khong không gian trong trong khuôn hình nh chân dung.

Giới hn ca cận cnh tốđa có thể là cận hp-đại cận ảnh, có khi được phóng đại tới mức không nguyên vn khuôn mặt và một phần cơ thểỞ điểm nhìn gần hn nữa và hn chế trong khuôn hình không gian hình nh tối thiểu, hướng đến yếu tố riêng biệt cđối tượng hình nh (là chi tiết) hay một phần ca toàn thể hình nh mà tác giả muốn thu hút sự chú ý ca diểm nhìn vào cái gì dó quan trng hn. Những cỡ cnh này thường được gi là cận cnh- đặc t. Cỡ cảnh này mang tính nhấn mạnh, cường điệu để khám phá sâu hơn, mạnh hơn nhân vật, có chủ ý của tác giả ảnh. 


Hoạ sỹ chân dung ký hoạ Bờ Hồ- Ảnh: Phạm Thanh Hà

 Những chi tiết hay một phần cđối tượng nguyên vđượđưa vào khuôn hình với mđích giới thiệu người xem một sự hình dung tổng thểĐó là những phần, chi tiết mang tính đặc thù, điển hình. Kích cỡ siêu cận cnh cđặc tả chi tiết thường được sử dng hn cả trong nh tnh vật, thể loi thường có những phần tách riêng khi một không gian nội thất hay phong cnh vv. Đó có thể là đồ vật, một nhóm đồ vật mang tiếng nói đời sống ca con người, một phần quan trng ca kiến trúc như mặđồng hồ trên tháp cổđầu rồng trên mái đình vv... Ngoài ra, cỡ cnh đặc tả cng hướng tới những phần chi tiết ca thân thể con người, thí dđôi mắt, bàn tay, đôi chân.
 

Tĩnh vật: Ăn kiêng tuyệt đối-Ảnh: X. Iutkevich



Trên đây là  một trong những bứnh gây xúc động nm 2013 được chia sẻ rộng rãi trên các trang báo điện tử toàn thế giới. Trong nh là đặc tả đôi bàn tay ca một cặp uyên ương với hai chiếc nhẫn cưới trong đó một chiếc nhẫđược lồng trong một ngón tay trong bàn tay giả ca chú rể bị tàn tật. Dù không nhìn thấy hai người nhng người xem vẫn có thể hình dung được khuôn mặt ca họ đang đắm say trong hnh phúc. (Ảnh: Sưu tầm)

PTH