NSƯT Phạm Thanh Hà
(Trích từ cuốn sách Quay phim Điện ảnh và Truyền hình)
Nhân vật trong tác phẩm trong tác phẩm phim tài liệu là người thật việc thật được thể hiện với góc nhìn của các tác giả và các cảnh quay thể hiện lại những lát cắt tiêu biểu từ cuộc sống của con người đó. Đối với phim truyện, hình tượng nhân vật được truyền tải thông qua diễn xuất của diễn viên. Việc chọn diễn viên thông qua cảm nhận của đạo diễn về ngoại hình của nhân vật tương lai trong tác phẩm. Vẻ bề ngoài của diễn viên, (hoặc của nhân vật phim tài liệu), đặc điểm di chuyển,cử chỉ, điệu bộ,mối liên hệ của hình thể với phông cảnh,...vv đóng vai trò rất lớn. Hình tượng nhân vật được hợp thành từ loạt các chân dung của các cảnh quay. Trong đó nội dung - dựng bố cục có thể được xây dựng từ đa số các cảnh được quay tĩnh, cũng như được liên kết bởi các dàn cảnh động, bởi một cảnh quay động với cỡ cảnh khác nhau và ánh sáng khác nhau.
Khi cần xây dựng một số
bố cục chân dung của một nhân vật,trong các tình huống khác nhau từ cuộc sống,
đòi hỏi nhà quay phim linh hoạt với toàn bộ tay nghề của mình để quay nhân vật
một cách đa dạng, biểu cảm, và nhất định phải nhận ra được những đặc thù của
nhân vật đó. Một số đạo diễn, nhà quay phim mặc định rằng, ghi hình chân dung,
nhất thiết phải sử dụng ống kính tele
hay ống kính norman, nhất thiết phải
sử dụng các kính dịu và sa cho ống kính, hình ảnh phải luôn sáng sủa…Chắc chắn
đây là quan niệm máy móc. Đã đành các cận cảnh được quay bằng ống kính tiêu cự
trung bình và tiêu cự dài, thu được hình khối mềm mại hơn và phông mờ hơn nhưng
hoàn toàn không chỉ như vậy. Nhân vật trong phim có thể chính diện, phản diện,
lúc vui tươi và khi đau khổ. Bởi vậy sử dụng đúng ống kính góc rộng khi quay cận
cảnh nhân vật đôi khi lại đạt hiệu quả hơn mức yêu cầu. Khi quay với ống kính tiêu
cự ngắn, cần cực kỳ cẩn thận sử dụng góc độ cao và góc độ thấp - điều đó nhiều
khi dẫn đến biến dạng sai lệch tỷ lệ khuôn mặt. Tuy nhiên nhà quay phim Xô Viết
( Liên Xô cũ ) C. Urusevxky đã sử dụng ống kính rất rộng với thủ pháp bố cục động
khiến bộ phim Đàn Sếu bay mang một phong cách tạo hình độc đáo.
Cảnh phim Đàn sếu bay- Quay phim Uruxevxki |
Mỗi cỡ cảnh biểu hiện một ngôn ngữ cũng như
là công cụ để các nhà làm phim thể hiện. Nhân vật của chúng ta có lúc trong
toàn cảnh giữa các nhân vật khác, có khi lẻ loi cô đơn thấp thoáng trong hàng
cây, nhân vật có thể được quay cỡ trung cảnh bên ô cửa sổ. Khi quay các nhân vật
ở cỡ trung cảnh cần phải hướng đến để sao cho hình dáng của những người, các đồ
vật trong cảnh trí thuộc lớp hậu cảnh kém sắc nét hơn so với các nhân vật chính
ở lớp cảnh trước.
Gương
mặt có thể ở trong bóng tối, hẳn những người xem phim Đường sơn đại địa chấn- Đạo
diễn Phùng Tiểu Cương,chưa quên cảnh em gái tronglòng đất nghe tiếng người mẹ nói
với nhân viên cứu hộ chọn đứa em trai để cứu.Khuôn mặt em trong ánh sáng yếu ớt
nhưng đôi mắt hoen ướt đã nói lên nỗi tủi thân và tuyệt vọng. Cận cảnh cho thấy chúng ta đang bên cạnh nhân vật và điều đó
không gây cho nhân vật cảm giác xa rời. Vai trò của mắt nhìn rất lớn trong cận
cảnh, đúng với nghĩa cửa sổ của tâm hồn. Đôi mắt cho khán giả đọc được cảm xúc
nhân vật thông qua diễn xuất diễn viên và khi nhập vào được cảm xúc ấy khán giả
sẽ đồng cảm, xao lòng cùng nhân vật. Đôi mắt còn là “ đường dẫn” cho phép khán
giả nhìn cái nhìn của nhân vật với góc nhìn chủ quan. Thông thường không gian
thường rộng mở hơn theo hướng nhìn nhân vật. Nhưng trong những trường hợp muốn
thể hiện trạng thái không bình thường của nhân vật, hoặc do phong cách của đạo
diễn khỏng trống sau lưng lại lớn hơn khoảng trống theo hướng nhìn.
Cảnh phim 2046- Đạo diễn Vương Gia Vệ. |
Cần nhớ rằng, khi quay cận cảnh nếu nếu nhân vật
quá sát phông đồ vật sẽ phân tán sự chú ý của khán giả và ảnh hưởng đến việc đặt
các thiết bị chiếu sáng ngược và chếch ngược cũng như gây ra bóng khó chịu của
các đèn chiếu sáng thuận và bên. Ngoài ra, phông cũng cần phải chiếu sáng ít
tương phản hơn so với khuôn mặt người được quay chân dung. Nói cách khác, sự
chuyển tông giữa phần sáng và phần tối
trên phông cần phải mềm hơn, so với tương phản sáng tối trên gương mặt. Chỉ khi
đó mới xuất hiện cảm nhận về sự hiện của không khí xung quanh.
Cả phim truyện và phim tài liệu hay chương trình truyền
hình thể hiện con người trong các trạng thái khác nhau và trong các tình huống
thay đổi thường xuyên. Nhà quay phim cần đảm bảo sự kết hợp hài hòa của phông
và nhân vật. Nhân vật không cần phải khác biệt trong bối cảnh ( cũng như với
phông), trừ các trường hợp, điều đó được cân nhắc bằng giải pháp thể hiện. Sử dụng
khẩu độ f = 1:2; f = 1:2,8 có thể thu được kết quả tốt cả ở cận cảnh và trung cảnh.
Nếu như hội họa thể hiện chân dung nhân vật trong một khoảnh
khắc thì điện ảnh và truyền hình sử dụng
sự phản ánh hình mẫu người đương thời với những bố cục luôn thay đổi, chiếu
sáng đa dạng cùng với ưu thế động của máy quay.
Ghi hình chân dung khi làm phóng sự người quay phim phải nắm
bắt được những sự kiện phát triển theo không gian và thời gian. Dòng sự kiện
không thể giữ, dừng và lặp lại nên người quay phải ứng biến nhanh cùng những
chiêu bắn tỉa thiện nghệ. Diễn biến nhanh chóng của sự kiện trong khoảng thời
gian hạn chế ngặt ngheo cần phải được nhà quay phim ghi lại các cảnh trung thực
về bản chất và truyền cảm của khuôn hình.
Khi quay phỏng vấn, nhân vật trong cảnh quay
cần phải làm việc tuyệt đối tự nhiên như không có sự hiện diện của máy quay.Trong
các trường hợp người cảm thấy không cởi mở, có ý thức đối phó với máy quay, cần
phải áp dụng hoặc là phương pháp "giấu máy" hoặc là phương pháp
"quen máy". Những khi đó nhân vật hoặc không biết sự hiện diện của máy quay, hoặc là
đã quen thuộc, không chú ý đến máy quay nữa. Cận cảnh trong tác phẩm tài liệu
không thể che dấu đằng sau những lời nói sáo rỗng, với bài trả lời phỏng vấn được đánh máy trước. Con mắt của người được
phỏng vấn sẽ bộc lộ sự chân thành hay ngụy tạo của cảnh quay.
Dù ghi hình chân dung phóng sự cũng phải tuân thủ các quy
luật bố cục hình ảnh như sự cân bằng của
cảnh, điểm nhấn chính xác theo tư duy bố
cục, không để các chi tiết thừa làm phân tán sự chú ý của khán giả.
Các đạo diễn hay
yêu cầu ghi hình “chặt” hơn, và “chặt” hơn nữa, khi không hiểu rằng cỡ cảnh quá
hẹp chỉ làm hại nhân vật của họ, nhất là khi ghi hình nghệ sỹ đang hát. Đúng
lúc bài hát đang làm căng gương mặt của họ, ở cổ mạch máu nổi lên, miệng mở rộng
..v.v. Tất cả các "tiểu tiết" này xuất hiện thường xuyên, và không được
tính đến, khi quay cận cảnh. Thậm chí những hội thoại căng thẳng, kịch tính
theo dõi ở trạng thái cận cảnh nhất thì không tốt. Nghệ sỹ Ưu tú, nhà quay phim
Dương Đình Bá từng nói : - Nhiều cận cảnh tức là không còn cận cảnh. Hiện trong
phim điện ảnh của chúng ta đang quá nhiều cận cảnh. Cận cảnh bị lạm dụng khiến
cỡ cảnh này, vốn là cỡ cảnh của nội tâm nhân vật trong phim trở nên không đắt,
mất “ thiêng “ và trở nên nhàm. Một mặt, cận cảnh trong phim của ta lại được sử
dụng nhiều để trốn phông cảnh dựng, hoặc được “trám” vào để chữa sai trục diễn
xuất.
Cũng có những diễn viên luôn thích được quay
cận và cận hẹp. Nhưng hình ảnh khi trình chiếu lại đem lại lỗi của quay phim.
Khán giả không thể thiện cảm được khi một khuôn mặt béo và tròn của diễn viên lại
được quay bằng ống kính tele ở cảnh cận hẹp ở góc máy chính diện. Ở một phương
diện khác những khi nhân vật đang lắng nghe có thể quay thậm chí với cảnh cận hẹp,
trạng thái yên lặng của nhân vật là cơ hội để truyền đến cho khán giả sâu sắc,
chân thực nhất.
Trên sân khấu, diễn viên diễn hình thể trong một
không gian ước lệ mà tại nhà hát khán giả xem kịch nhìn thấy toàn bộ thân hình
diễn viên cùng các hành động, cử chỉ. Nhưng điện ảnh với thế mạnh riêng của cận
cảnh cho phép đi vào thế giới nội tâm của nhân vật. Cận cảnh điện ảnh cho phép
điễn viên tìm thấy nhân vật của mình còn khán giả thông qua nhân vật gặp gỡ những
diễn viên tài năng. Trong cuốn sách Nghệ thuật quay phim và video, tác giả
Joseph V.Mascenll lưu ý các nhà quay phim khi quay cận cảnh cần chốt chặt chân
máy. Song điều này rất khó cho quay phim khi diễn viên không tiết chế khi diễn
xuất trong cỡ cảnh cận. Trong cỡ cảnh hẹp, mọi trạng thái động trên khuôn mặt,
cổ và vai đều được mạnh hơn rất nhiều. Nhiều diễn viên với thói quen vừa thoại
vừa gật đầu, đu đưa người khi diễn xuất gây những khó khăn không nhỏ cho quay
phim khi quay cận cảnh. Nếu không điều tiết khuôn hình trong lúc quay thì đầu
hay mặt của diễn viên sẽ có lúc chạm hoặc vượt ra khỏi khung hình bố cục. Điều
chỉnh liên tục sẽ khiến các cảnh quay bập bềnh theo câu thoại của diễn viên,
gây khó chịu cho cảnh quay lúc xem. Cận cảnh đòi hỏi diễn viên phải biết diễn
xuất theo cỡ cảnh, còn người quay phim cũng phải thể hiện bản lĩnh của mình
trong những “ca khó”.
Đối với
phim truyện và chương trình truyền hình lựa chọn đúng và phù hợp vai diễn viên là một
nửa của sự thành công. Cũng như nghệ thuật sân khấu, điện ảnh và truyền hình
cũng hình thành công thức người với vai chính diện và người với vai phản diện. Ý
tưởng cơ bản của tác phẩm thường đặt vào nhân vật chính diện.
Mặc dù vai trò của nhân
vật phản diện đôi khi được trao cho nghệ sỹ với vẻ chính diện nhưng đa số các đạo
diễn không đưa vai chính diện cho diễn viên có vẻ mặt phản diện. Tuyệt đối hóa chọn diễn viên theo vẻ bề ngoài tạo thuận
lợi cho việc ghi hình, nhưng dễ dẫn đến việc trùng lặp, nói cụ thể hơn là “ thuộc
mặt” nhân vật. Trong phim Việt nam, chúng ta từng thấy có diễn viên chuyên đóng
bộ đội, công an, có diễn viên chuyên đóng kẻ địch hay tướng cướp, rồi những vai
ông bố, bà mẹ đau khổ nhưng thương con có diễn viên liên tục đảm nhiệm. Số
diễn viên đóng cả vai chính , phản diện không nhiều do đa số các đạo diễn muốn
an toàn và không dám mạo hiểm. Trong số ít ỏi diễn viên sang ngang có Lâm Tới với
nhưng vai anh Núi (Đường về quê mẹ - Đạo diễn Bùi Đình Hạc), Ba Đô (Cánh đồng
hoang–Đạo diễn Hồng Sến) và Trần Sùng (Vĩ tuyến 17 ngày và đêm–Đạo diễn Hải
Ninh)
Cảnh phim Mùi Cỏ Cháy –
Đạo diễn Nguyễn Hữu Mười
Năm 2008 khi quay phim
Người lính đặc nhiệm H88 chúng tôi đã gặp Lê Chí Kiên ở vai một tên cướp và
cũng ấn tượng khá tốt ở vai phụ này. Nhưng đến năm 2010 và 2011 tôi đã lại gặp
anh trong vai Đại đội trưởng Phong, phim Mùi Cỏ Cháy. Lê Chí Kiên đã gây cho
chúng tôi sự bất ngờ về một người chỉ huy máy móc có phần nghiệt ngã với bộ đội
trẻ, nhưng lại là người chỉ huy dũng cảm và nhân ái.
Trong phim nhân vật không phải lúc nào cũng đứng
nguyên tại chỗ hoặc ngồi bất động để cho nhà quay phim… chụp ảnh. Chuyển động
trong dàn cảnh, các điểm dừng đầu cảnh cuối cảnh của diễn viên chính là điều kiện
để nhà quay phim xác định góc mặt chính cho cảnh đó một cách hiệu quả nhất.
Nâng hay dịch máy quay, lựa chọn tiêu cự ống kính là những liệu pháp quan trọng
để quay phim xắp đặt hoặc tìm ra những lợi thế nhất từ vẻ mặt diễn viên. Tài
nghệ của nhà quay phim là xử lý đúng tiêu cự ống kính, góc máy và cỡ hình cho từng khuôn mặt diễn viên trong cảnh diễn.
Nếu nhân vật nhìn thẳng vào máy quay sẽ được coi là
cận cảnh chủ quan.Với các cận cảnh này nhân vật các nhân vật có thể nói trực tiếp
với người xem,như cận cảnh đã trích dẫn từ phim Hơi thở tàn ở phần trên. Nhiều
đạo diễn đã sử dụng lợi thế của cận cảnh chủ quan để chuyển cảnh cùng với lời tự
sự của nhân vật trước khi phục hiện một sự kiện trong phim. Quay chính diện,
nhìn thẳng vào máy và nói chuyện với khán giả cũng chính là các cảnh quay MC
trên màn ảnh vô tuyến truyền hình.
Mặt chếch ¾
hay được sử dụng nhất khi chụp ảnh và quay chân dung nhân vật vì khai thác được
lợi thế của vẻ đẹp, khối cũng như biểu cảm của khuôn mặt cũng như tình cảm từ
đôi mắt. Khuôn mặt chếch ¾ thường được quay khi các nhân vật đối thoại với góc
nhìn tương đồng.
Góc mặt nghiêng ½ Góc máy hoàn toàn khách quan đối
với các nhân vật trong cảnh khi máy quay ở vị trí vuông góc với hướng nhìn của
họ. Khuôn
mặt nghiêng dù không biểu lộ hết nội tâm nhân vật từ đôi mắt của nhân vật nhưng
cá tính vẫn được thể hiện rõ nét nhờ diễn xuất diễn viên.Thường góc độ này được
dành cho những người có sống mũi dài và thẳng. Ánh sáng ngược hoặc chếch ngược
hay được dùng để tăng thêm vẻ đẹp nhân vật. Đối với các nhân vật nữ,khi ghi hình với góc
máy nghiêng ½ so với khuôn mặt cũng là dịp để các diễn viên thể hiện lợi thế của
mái tóc và hình thể mềm mại của mình trước phái mạnh.
Ghi hình chân dung
trong trường quay với chiếu sáng tự nhiên hay nhân tạo đặt ra cho công tác quay
phim một số nhiệm vụ. Bản thân trường
quay cần phải gây chú ý như phông, mà con người cần phải hòa nhập trong không
gian đó. Chiếu sáng trường quay và
con người trong nó cần phải mang tính biểu đạt, thể hiện rõ hình dáng, chi tiết,
quy mô của địa điểm và đồng thời nhấn mạnh trạng thái của con người.
Trong điều kiện sáng tự nhiên, khi đó ánh sáng chiếu vào từ
các cửa sổ, tạo nên tương phản mạnh giữa sáng và tối trên gương mặt, cần thiết
phải phụ sáng vào các phần tối bằng các tấm phản quang, cũng như sử dụng các
thiết bị chiếu sáng với nhiệt độ màu 5600 K.
Việc tạo ra ánh sáng có lợi nhất đối với mỗi
nhân vật yêu cầu phải hiệu chỉnh ánh sáng cho gương. Hiệu chỉnh ánh sáng dựa
trên 2 nguyên lý: có ánh sáng - có thông tin, có hình ảnh; không ánh sáng -
không có thông tin, không có hình ảnh. Làm nhấn mạnh sáng trên phần gương mặt cần
làm nổi rõ phần này hay làm tối phần khác, có thể thu hút sự chú ý. Ví dụ, nhấn
sáng cho con mắt của nhân vật, làm tối chiếc cằm lớn hay chiếu sáng cái trán
quá hẹp, như thể để tăng nó
Khuôn mặt xương gầy có thể chiếu sáng bằng
ánh sáng thuận, để sử dụng toàn bộ diện tích của nó. Mặt đầy đặn hoặc quá béo
có thể được quay bằng ánh sáng bên với một phần mặt tối hơn. Trong điều chỉnh
ánh sáng của khuôn mặt, người ta sử dụng những “đồ chơi” như lưới, phên che, giấy mờ hay kính sof trước
ống kính. Người hóa trang (make up) cũng giúp ích cho quay phim rất nhiều khi
có thể tăng độ hốc hác hoặc tươi trẻ cho diễn viên theo yêu cầu của cảnh quay.
P T H