ÁNH SÁNG NHIẾP ẢNH NGOẠI CẢNH
NSƯT-NSNA Phạm Thanh Hà
Sự phong phú vô hạn của chiếu sáng tự nhiên là điều kiện thuận
lợi và những thách thức đối với tài năng bà bản lĩnh của những người hành nghề quay và chụp ảnh.
Vị trí của mặt trời ngày và đêm, điều kiện môi trường, thời tiết: mây, gió,
mưa, tuyết và sương mù ngày ngày ảnh hưởng đến chiếu sáng tự nhiên. Chúng ta
đang quan sát bóng đổ trong tiết trời sáng, khi các tia nắng mặt trời chiếu
sáng các đối tượng ghi hình bằng ánh sáng có hướng. Mỗi đối tượng hình ảnh có
mặt sáng và mặt tối. Dưới nắng trời hiện rõ hình khối, hình dáng vật thể cũng
như làm rõ chất liệu của nó. Đối tượng, nhân vật "đổ" bóng tối nhưng
các phần bóng tối vẫn được chiếu sáng bởi bầu trời nên nó được xem là nguồn ánh
sáng tán xạ. Vào những ngày đầy mây âm u, khi bầu trời được bao phủ bởi một lớp
mây dày đặc thì ánh sáng không tạo bóng. Những đám mây, do các tia nắng mặt
trời chiếu xuyên qua, phần đi qua nó thành ánh sáng tán xạ phủ đều khắp không
gian mặt đất. Dẫu rằng mặt trời là nguồn sáng duy nhất trong thiên nhiên, nhưng
ánh sáng mặt trời ngày ngày quanh ta luôn biến đổi theo thời gian cũng như thời
tiêt. Phần bán cầu được mặt trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại là ban đêm. Một phần các tia sáng mặt trời khi đi
qua bầu khí quyển bị tản xạ tạo nên một vòm sáng gọi là bầu trời như chúng ta
thường thấy. Vòm trời như là một nguồn sáng thứ hai tỏa xuống mặt đất.
Chúng ta để ý khi ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào bức tường của tòa nhà thì các phần không có nắng trong ban công, dưới hàng hiên, góc tường có bóng đổ nhưng vẫn có ánh sáng phản xạ từ bầu trời chiếu vào những phần không có ánh nắng và trên bức tường vẫn có hình hài bóng cây, vệt lá vv... Các phần tối mang sắc xanh vì chịu sự chiếu sáng của bầu trời (chứ không phải ánh sáng trực tiếp của mặt trời), nơi các bước sóng màu lam chiếm ưu thế.
Ánh sáng buổi trưa, khi độ cao mặt trời trên 60 độ -ánh sáng
đỉnh đầu, có đặc trưng làm tăng độ
sáng các bề mặt ngang,làm giảm độ sáng trên các bề mặt đứng. Bóng đổ làm sai
lệch hình dạng của mặt người,không có lợi cho việc quay, chụp chân dung cũng
như phong cảnh, đặc biệt là phong cảnh kiến trúc.
Ở độ cao 15 độ đến 0 độ là thời điểm hoàng hôn và bình minh,mặt
trời vừa mọc hoặc đang lặn xuống.Đây là thời điểm cũng rất xúc cảm khi quay
phong cảnh mặt trời. Tuy nhiên,độ chói sáng của bầu trời cũng như hình hài của
mặt trời đỏ lại phụ thuộc vào trạng thái khí quyển cũng như thời tiết.
·
CHỤP ẢNH các đối tượng khi trời nắng
Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp tạo ra khoảng chênh lệch
sáng-tối giữa phần được chiếu sáng và phần không được chiếu sáng rất cao tới
150:1, chênh lệch tới trên 7 khẩu độ (f-stop). Nếu đo độ sáng nền trời với phần
tối của nhân vật thì độ tương phản lên tới 1000:1.
Khi chụp trung và cận cảnh cường độ chiếu sáng của bóng tối được
NAG xác định, xuất phát từ độ sáng của mặt người, bầu trời và sự cân bằng ánh
sáng cần thiết. Ánh sáng nắng gắt không chỉ tạo ra trên gương mặt người tương
phản rất cao, mà còn chính ánh sáng làm gương mặt xấu đi ít nhiều. Tạo ra bóng
"sâu" khi tương phản sáng tối trên gương mặt 6:1trở lên, có nghĩa là
mặt sáng và mặt tối trên mặt nhân vật chênh nhau từ 2 khẩu độ rưỡi trở đi. Để
giảm độ tương phải giữa hai phần sáng tối khi chụp chân dung ngoại cảnh có thể
nâng phần tối trên của khuôn mặt nhân vật lên bằng đèn flas hoặc hắt sáng. Muốn
làm cho bóng nắng mềm hơn nên sử dụng lưới đen cản sáng, hoặc khung căng tấm ND
để giảm cường độ ánh sáng trời. Lúc này bóng đã "mềm" đi khi tương
phản sáng tối trên gương mặt 2,5:1, có nghĩa là chỉ còn chênh nhau khoảng 1
khẩu độ rưỡi. Tất nhiên, các tình huống xử lý kỹ thuật nói trên chỉ được dùng
trong nhiếp ảnh thương mại, chụp mẫu, ảnh sáng tác hoặc tạo hình nhân vật ngoại
cảnh khi nhiếp ảnh gia hoàn toàn chủ động sắp đặt nhân vật để phục vụ ý đồ tạo.
Với ánh sáng thuận, mọi thành phần, chi tiết trong khuôn hình ở
phương ngang đều được chiếu sáng đều nhau. Bóng nắng của các vật thể, đối tượng
trong cảnh đều đổ về phía sau nên hình khối, các phần lồi lõm, góc cạnh của chủ
thể ghi hình sẽ không được phát huy. Khi mặt trời còn thấp, hình ảnh trong cảnh
hoàn toàn “ bẹt “.
Khi ánh sáng mặt trời chiếu chếch từ 20 độ đến 60 độ so với máy
ảnh hoặc máy quay hình dáng và góc cạnh của các đối tượng lên rất tốt. Phần tối
của nhân vật dưới ánh sáng này là đất để chụp ảnh sáng tác bằng cách sử dụng
phản quang, chiếu đèn. Ngoài việc dùng phản quang để phụ sáng cho phần tối trên
mặt nhân vật còn có thể dùng một phản quang thứ hai hoặc một đèn khác tạo ven
nhẹ.
Ánh sáng chính bên 90 độ so với máy nên cân nhắc nếu định chụp
nhân vật nửa sáng nửa tối ở trung và cận cảnh, vì nếu là chân dung sẽ ẩn chứa
yếu tố kịch tính, câu chuyện đời sống xã hội. Nhưng ánh sáng chính bên sẽ đem
lại lợi thế tạo hình với ảnh phong cảnh hoặc cảnh đông nhân vật, khi thế các
đối tượng hình ảnh như cây cối, đồ vật, hoặc công trình kiến trúc nổi khối,
sáng nét và tương phản.
Mặt trời nằm đằng sau đối tượng chụp hình tạo ánh sáng ngược.
Trên đối tượng xuất hiện đường ven ánh sáng, ánh lóe sáng, làm tăng mạnh tương
phản hình ảnh - đặc trưng độ sáng của đối tượng. Tương phản khi chiếu sáng từ
phía sau trong tự nhiên có thể đạt giá trị 1:1000 (ví dụ, ánh mặt trời trên mặt
nước, bóng của cây trên bờ). Trường hợp này có thể ghi hình được những phong
cảnh hoặc tạo hình nhân vật đầy cảm xúc bằng cách chụp silhouette.
Ảnh silhouette: qua đê Hồng Vân
Silhouette xuất hiện chỉ khi đối tượng lớp cảnh trước trở nên
tối thẫm, còn lớp hậu cảnh, phông trời thì sáng. Ví dụ, cây được nhìn rõ trên
nền trời hoàng hôn, hình người in trên nền bức tường được chiếu sáng rõ trong
căn nhà, v..v. Hình bóng các nhân vật in đậm trên nền trời sáng lại mang tính
hình tượng. Khi chụp cảnh silhouette cần được lộ sáng theo nền trời vốn có
cường độ ánh sáng cao hơn nhiều so với mặt người và góc máy hất sẽ nâng nhân
vật lên cao.
·
CHỤP ẢNH trong điều kiện trời râm
Thời tiết không tốt, bầu trời phủ đầy mây, tạo ra sáng tối đều
nhau. Ánh sáng trong ban ngày khi mặt trời cao hơn 15 độ so với đường chân
trời, tạo sự ổn định của thành phần quang phổ ánh sáng khoảng 5700 K – 6500 K .
Bề mặt nằm ngang của đối tượng, vì được đặt vuông góc với ánh sáng tới của nền
trời nên được chiếu sáng nhiều hơn so với bề mặt thẳng đứng. Hình ảnh của tất
cả đối tượng thu được là một tông sáng được hình thành chỉ trên tương phản các
bề mặt đối tượng ghi hình. Vì trời không nắng nên các đối tượng ghi hình không
có bóng, độ đậm nhạt không phân biệt rõ ràng, màu sắc không no. Trong điều kiện
trời âm u ánh sáng trời chỉ là ánh sáng nền chung thì không nên ôm cảnh bầu
trời rộng quá khi không có chi tiết của mây hay cảnh vật.
Ảnh trời râm: Học sinh tiểu học bán trú vùng cao Tụ Nhân, Hoàng Su Phì, Hà Giang.
·
CHỤP ẢNH rezim : Ánh hoàng hôn dần tắt, đèn đường và các ô cửa
bật sáng, ánh đèn pha ô tô qua lại… tạo nên các điểm sáng, vệt sáng di động.
Hình hài thành phố, núi non và làng mạc vẫn còn rõ trong bóng tối. Đó là lúc
tôm chạng vạng, cá rạng đông mà các nhà làm phim quen goi là "rezim".
Chụp ảnh thời điểm này nên sử dũng kỹ thuật phơi sáng lâu để lưu lại các vệt sáng xe cộ, khẩu độ nên
đóng sâu để tăng độ nét.