NSƯT-
NSNA
Phạm Thanh Hà Đại học SKĐA Hà Nội
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến thăm Triển lãm ảnh Thầy trò khoa Nhiếp ảnh đến với vùng than Đông-Bắc )20/11/2016)
Kỷ nguyên KTS tạo bước
nhảy vọt trong công nghiệp ghi hình và phổ biến hình ảnh, không những hoàn
thiện các phương tiện hành nghề hiện đại nhất mà còn đơn giản hóa đến mức tối
đa, đem công việc chụp ảnh đến từng con người, từng chiếc điện thoại thông
minh. Nhiếp ảnh đã không còn là sân chơi thời thượng như đầu và giữa thế kỷ
trước, mà đang trở thành sinh hoạt thường ngày trong mỗi gia đình, sự kiện.
Nhiếp ảnh là một ngành
đặc thù, bao quát những không gian mênh mông mỏi cánh cò, nhưng trong đó những
đồ vật cụ thể cũng có thể cất tiếng nói . Nghệ thuật nhiếp ảnh là thế giới của
những khoảnh khắc. Khoảng cách giữa nhiếp ảnh chuyên nghiệp và nghiệp dư rất xa
nhưng đôi khi lại quá mỏng manh. Một nghệ sỹ nhiếp ảnh nổi tiếng sẽ có lúc phải
ghen tỵ với một bức ảnh gặp thiên thời
địa lợi trong một khoảnh khắc vàng
của một tác giả nghiệp dư. Số lượng người chụp ảnh, chơi ảnh có cả triệu, thậm
chí có thể hơn nữa, khi mà máy ảnh số, máy ảnh tự động và điện thoại di động cũng tham gia vào tác
nghiệp nhiếp ảnh. Đến mức Alecxandr Lapin, nhiếp ảnh gia lỗi lạc người Nga,
người từng có hàng chục triển lãm nhiếp ảnh quốc tế và các tác phẩm được trưng
bày và lưu giữ ở 5 bảo tàng ở Mỹ và châu Âu từng phải chua chát thốt lên: - “Bạn
chỉ cần nhấn nút – hãng “Kodak” hứa rằng – tất cả những việc còn lại chúng tôi
sẽ làm”. Nếu như trước đây để học cách chụp ảnh cần mất nhiều năm, thì giờ
đây chỉ có mỗi một việc là sắm máy. Người chụp không còn phải lao tâm khổ tứ
với kỹ thuật buồng tối, thời gian để “biết chụp ảnh”, giờ đây tất cả mọi thứ
nằm trong tầm nhìn đều có thể chụp được, bởi vì đã có máy ảnh “tự biết chụp”.
Con
đường đến với nhiếp ảnh của các nhiếp ảnh gia muôn màu muôn vẻ, có thể tự mầy
mò học qua cẩm nang chỉ dẫn của các trang mạng, có thể học truyền tay, chuyển ngành từ các nghề khác. Không ít trong số đó
đã thành danh với nhiều giải thưởng lớn. Và tiếp nữa còn một số lượng khá đông
đảo khác cũng từng ngày tự đầu tư thiến bị hàng hiệu đắt tiền, chuyên dụng để
quyết … chơi ảnh.
Một câu hỏi đặt ra: - Liệu còn cần thiết
đào tạo chuyên ngành nhiếp ảnh, khi mà các khóa dạy nhiếp ảnh ngắn hạn cũng có
thể “truyền nghề” chụp ảnh, khi mà kiến thức nhiếp ảnh đã và đang được đưa vào
thành môn học cơ sở ngành của các ngành xã hội nhân văn, văn hóa, báo chí và
các ngành đặc thù khác ?
Câu trả
lời lại là càng cần thiết.
Trong
xã hội hiện đại với sự bùng nổ của thông tin kinh tế văn hóa xã hội, nhu cầu về
hình ảnh (điện ảnh, truyền hình, nhiếp ảnh) ngày càng trở nên bức thiết. Theo
con số thống kê từ Bộ TT Truyền thông ( http://www.mic.gov.vn/) tính đến ngày 31/12/2015 cả nước có 857 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan
báo chí in (86 báo trung ương, 113 báo địa phương), 658 tạp chí (521 tạp chí
trung ương, 137 tạp chí địa phương), 01 hãng thông tấn quốc gia. Có 105
báo, tạp chí điện tử (tăng 7 báo so với năm 2014). Trong đó có 83 báo, tạp chí
điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập. Tổng số
trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí được cấp phép là 248.
Trong 5 năm (2010-2015), tăng 44 cơ quan báo chí điện tử. Cả nước có 67 đài
phát thanh truyền hình (2 đài quốc gia là: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng
nói Việt Nam; Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC trước đây thuộc Bộ Thông tin và
Truyền thông, nay trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam; 64 đài địa phương). Chỉ
tính riêng lĩnh vực ảnh phục vụ báo chí mỗi ngày cũng vài chục nghìn ảnh báo chí được đăng tải. Sự phát triển vượt
bậc về số lượng ảnh không đi cùng chất lượng. Trên các phương tiện truyền thông
dễ thấy nhiều bức ảnh yếu kém
cả về hình thức lẫn nội dung hoặc gán ghép ý nghĩa... Trong lĩnh vực truyền
thông đại chúng nhiếp ảnh luôn có mặt trong các vị trí tiên phong, như
một lát cắt mạnh mẽ của văn hóa đương đại, vị trí của nó trong gia đình nghệ
thuật, đóng góp của nó vào nhận thức thế giới quan, nhân sinh quan, giáo dục
chân-thiện-mỹ và các giá trị nhân văn, như một phương tiện sắc bén trong cuộc
đấu tranh chống tiêu cực xã hội…
Đời sống kinh tế của nhân dân
được nâng cao đồng nghĩ với nhu cầu về các giá trị tinh thần ngày càng lớn. Bên
trong nền công nghiệp giải trí có sự góp mặt của nhiếp ảnh với các lĩnh vực
quảng cáo, thời trang, design, nhiếp ảnh sự kiện hay các hình thức nhiếp ảnh
ứng dụng khác … đòi hỏi sự đáp ứng của
các tay máy chuyên nghiệp với trình
độ văn hóa, thẩm mỹ cao.
Nhiếp ảnh- nghệ thuật của cảm xúc. Tuy ra đời sau nhiều lĩnh vực nghệ thuật truyền thống
khác nhưng nhiếp ảnh đã khẳng định được vị thế của nó trong làng nghệ thuật
không chỉ nhờ tính tài liệu cao mà ngày càng giàu có ngôn ngữ biểu hiện cùng chất
thơ. “… trong
bức ảnh tương tự như trong cấu trúc của thơ ca. Đó là vần điệu – là sự liên
kết, là nội dung được tạo ra giữa các từ ngữ – hình ảnh, là sự ăn nhịp giữa các
dấu hiệu – hình thức và nhiều cái khác nữa. Đặc biệt, hình ảnh có thể ngắn gọn
giống như thơ trữ tình, trong đó nó phải im lặng nhiều hơn là được nói. Và quan
trọng nhất – đó là khả năng tạo ra tính đa dạng, trong đó có thơ ca, chính hình
ảnh mang tính biểu tượng đã tạo ra sự liên kết.”- Alecxandr Lapin đã viết
trong cuốn sách Nhiếp ảnh là … (NXB
Tremedia Moskva 2013). Kiến thức tạo hình được đúc kết từ các tác phẩm nhiếp
ảnh kinh điển, phương pháp sáng tác và hệ thống nguyên tắc của nó, hình tượng
nhân vật trong hiện thực cuộc sống, các giá trị tư tưởng, tính lãng mạn, diễn
đạt tác phẩm, tính ước lệ … không thể truyền đạt trong các chương trình dạy
chụp ngắn hạn, càng không thể lồng ghép trong những “cẩm nang nhiếp ảnh”.
Đào tạo
nhiếp ảnh trong trường đại học không có nghĩa là chỉ dạy một số bố cục thông
thường cùng kỹ thuật cơ bản, mà còn là công việc truyền đạt các kỹ năng sáng
tác cơ bản, kiến thức văn hóa, giảng dạy và đúc kết các khuynh hướng sáng tác, sự
hình thành và phát triển của các thể loại nhiếp ảnh của thế giới và Việt Nam.
Từ năm 1998, Khoa Nghệ thuật Điện ảnh
trường Đại học Sân Khấu Điện ảnh Hà Nội đã bắt đầu đào tạo nhiếp ảnh hệ cao
đẳng. Đến năm 2005, Khoa Nhiếp ảnh ra đời và chính thức đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao cho ngành nhiếp ảnh hệ đại học. Nhờ có sự quan
tâm sâu sắc của BGH trường ĐH Sân khấu Điện ảnh HN, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam và sự đóng góp
tích cực của nhiều giảng viên có uy tín, cùng các nhà hoạt động nghệ thuật nổi
tiếng, Khoa Nhiếp ảnh đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong. Qua 19 năm
đào tạo, hàng trăm cử nhân nhiếp ảnh đã thành nghề và đang vững vàng đảm nhận
nhiệm vụ sáng tác, hoạt động báo chí hoặc trong các lĩnh vực văn hóa xã hội
khác. Nhiều lứa sinh viên đã và đang làm vẻ vang
thêm danh tiếng của Khoa Nhiếp ảnh và nhà trường bằng các giải thưởng nhiếp ảnh
cùng các thành tích trong công tác tại mọi miền đất nước …
Chuyên
ngành Nhiếp ảnh báo chí ra đời, bắt đầu tuyển sinh kể từ năm học 2015 - 2016,
đánh dấu sự trưởng thành của Khoa Nhiếp ảnh, là kết quả của trí tuệ, sự đồng
lòng và nỗ lực của tất cả các thế hệ giảng viên của khoa và nhà trường. Số
lượng thí sinh thi đầu vào hằng năm tuy tăng ít, nhưng vẫn là những con số có ý
nghĩa so với thực trạng chung của tuyển sinh đại học. Điều đó vẫn nói lên sự
hấp dẫn của Khoa Nhiếp ảnh- địa chỉ đào
tạo nhiếp ảnh hệ đại học có uy tín trong cả nước, nơi hàng năm cung cấp cho xã
hội một đội ngũ những nhà nhiếp ảnh có chuyên môn, có
nghề, phát huy được trong môi trường chuyên nghiệp.
Hội thảo khoa học Bàn về đào tạo Nhiếp ảnh báo chí (12/2016)
Nhằm phục
vụ tốt công tác đào tạo nghệ thuật nhiếp ảnh, những năm qua Khoa Nhiếp ảnh
không ngừng hoàn thiện chương trình đào tạo, từng bước xây dựng giáo trình, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho các giảng viên, tập hợp đội ngũ chuyên gia và giảng viên có
uy tín. Khoa Nhiếp ảnh cũng thường xuyên sắp xếp các buổi học chuyên đề nhằm
giới thiệu những khuynh hướng, phong cách sáng tác mới trong và ngoài nước. Trong
chương trình đào tạo của hai chuyên ngành Nhiếp ảnh Nghệ thuật và Nhiếp ảnh Báo
chí đều có các đợt thực tế tại các địa phương tại Đông Bắc, Tây Bắc, đồng bằng
Bắc bộ và Bắc Trung bộ nhằm tạo điều kiện cho các em tiếp cận với cuộc sống
nhiều màu sắc và biến kiến thức học tập thành kỹ năng sáng tác.
Từ năm học
2014 - 2015, được sự giúp đỡ của Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, Khoa Nhiếp ảnh
bắt đầu tổ chức buổi học đầu tiên giới thiệu về lịch sử Nhiếp ảnh Việt Nam cho
tân sinh viên tại Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm ảnh Việt Nam. Tạp
chí Nhiếp ảnh, Tạp chí Mỹ thuật và Nhiếp ảnh cũng thường xuyên đăng bài và phản
ánh các hoạt động đào tạo và sáng tác của các giảng viên và sinh viên. Các
triển lãm ảnh sinh viên và các cuộc thi tài năng hàng năm đều được sự động viên
đưa tin kịp thời trên Tạp chí Nông thôn mới, Lao động Xã hội, Pháp luật Plus,
báo Sinh viên Việt Nam v.v… Khoa cũng đang có phổ biến và có kế hoạch tổ chức
các buổi nói chuyện chuyên đề về Nghị định 72/2016CP về hoạt động nhiếp ảnh và
quản lý nhà nước nhằm giúp sinh viên nhận thức quyền; trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân khi tham gia hoạt động nhiếp ảnh, về sáng tác và gửi dự thi, triển lãm
các tác phẩm trong nước, quốc tế, về bản
quyền và trách nhiệm các tác giả trước pháp luật.
Với mục
đích gắn bó việc giảng dạy với thực tiễn sáng tác, kể từ năm 2014 Khoa Nhiếp
ảnh bắt đầu trưng bày các tác phẩm của giảng viên bên cạnh các tác phẩm sinh
viên. Nhân
dịp kỷ niệm 35 năm thành lập nhà trường, tháng 12/2015 Khoa Nhiếp ảnh đã tổ
chức Triển lãm ảnh Thầy trò - Kết nối đam
mê nhằm tập hợp các sáng tác của các thế hệ thầy trò Khoa Nhiếp ảnh. Các
tác phẩm trưng bày đã được in thành sách nhằm phục vụ công tác giảng dạy và
quảng bá hình ảnh nhà trường. Đầu năm 2015, các nghệ sỹ - giảng viên Khoa Nhiếp
ảnh, Khoa Mỹ thuật, Khoa Truyền hình, Trung tâm Âm thanh Ánh sáng đã tham gia
trại sáng tác của Bộ Văn hóa tại Đà Lạt. Triển lãm ảnh - mỹ thuật “Ấn tượng miền Trung” tháng 5/2016, triển
lãm ảnh “Nhiệt” của giảng viên các
Khoa Nhiếp ảnh và Khoa Mỹ thuật tháng 12/2016.
Tuy nhiên, nhiệm
vụ đào tạo nhiếp ảnh chuyên ngành hệ đại học của Khoa Nhiếp ảnh Đại học sân
khấu điện ảnh vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức không nhỏ. Đội ngũ giảng
viên có trình độ cao về chuyên ngành cũng như đạt các tiêu chuẩn sư phạm của Bộ
Giáo dục và Đào tạo còn khá mỏng. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đòi
hỏi những kiến thức cùng các chuẩn mực kỹ thuật mới. Các khái niệm, thuật ngữ
về ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí vẫn còn gây bàn cãi trong các hoạt động nghề
nghiệp khiến sinh viên đôi lúc không biết tin vào đâu, nghe ai. Những trường
phái sáng tác đương đại ảnh hưởng từ nước ngoài đem lại nhiều mới lạ nhưng cũng
khiến các bạn trẻ đang học tập chưa đủ bề dầy kiến thức và thiếu thực tiễn sáng
tác dễ đi chệch hướng cơ bản. Các trang mạng trong và ngoài nước khó kiểm soát dẫn
đến sự lệch lạc cảm quan thẩm mỹ của sinh viên. Văn hóa đọc sách đang bị thách
thức trước sự phát triển của mạng xã hội khiến số đông sinh viên xa rời với thư
viện. Sự phát triển của truyền thông đa phương tiện đòi hỏi cả người dạy lẫn
người học cùng phải cập nhật thông tin để tiếp thu những kiến thức mới trong
đời sống xã hội. Ngoài ra, các hoạt động nhiếp ảnh thương mại đầy hấp dẫn với
những cơn sốt ảnh dịch vụ, kỷ yếu khiến một phần sinh viên bị cuốn hút, sa đà
quá mức dẫn đến nghỉ học, đi học muộn ảnh hưởng học tập. Một số sinh viên sau
năm thứ nhất thứ hai tự cho mình chụp ảnh thành thạo đã hối hả lao vào công cuộc kiếm tiền trước mắt mà lơ là
việc nâng cao và hoàn thiện kiến thức học tập. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy
dù được cải thiện nhiều nhưng so với sự phát triển vũ bão của công nghệ hiện
đại vẫn còn khá khiêm tốn, thậm chí lạc hậu. Khung chương trình đào tạo và đề
cương môn học nhiếp ảnh báo chí được hoàn thành chậm do giữa các giảng viên
viên tham gia biên soạn đôi lúc còn chưa nhất quán về nội dung truyền đạt. Giữa
kiến thức đào tạo so với thực tiễn còn có sự khoảng cách. Thực tế cho thấy
không ít sinh viên ra trường khi nhận việc chậm thích nghi với công việc.
Tại cửa lò Khai trường than thuộc Công trường than 917- Hạ Long
Sinh viên khoa Nhiếp ảnh đi thực tế sáng tác tại bản Lìm Mông, huyện Mù Cang Chải, Nghĩa Lộ-Yên Bái
Triển lãm ảnh nghệ thuật Kết nối đam mê tại ĐHSKĐA Hà Nội
Đào tạo
nhiếp ảnh trình độ đại học không chỉ cung cấp cho xã hội những người có khả
năng sáng tác ảnh mà còn có trình độ, không chỉ làm chủ chuyên môn trong các
lĩnh vực tạo hình nhiếp ảnh, báo chí, tuyên truyền, các công việc truyền thông
đại chúng khác mà còn cung cấp nhân lực cho một số lĩnh vực đặc thù của an ninh
và quốc phòng. Kiến thức văn hóa chung cùng với kỹ năng nghề nghiệp sẽ giúp các
nhà chuyên môn tương lai vững vàng trong nghề nghiệp, thích ứng với sự phát
triển kinh tế, văn hóa của xã hội.
Thực tiễn
giáo dục và đào tạo nhiếp ảnh của Đại học Sân khấu điện ảnh 19 năm qua cho thấy
các thế hệ giảng viên và sinh viên của Khoa Nhiếp ảnh đã và luôn biết cách vượt
qua những khó khăn và thử thách để hoàn thành nhiệm vụ vinh quang của mình.
P T H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét