Khuôn hình nhiếp ảnh
NSƯT-NSNA Phạm Thanh Hà
Nhiếp
ảnh đã vượt qua cái ngưỡng để làm sao lưu giữ được hình ảnh
của vật thể qua tác dụng của ánh sáng... và là chiếc máy không cần bút vẽ như mục đích ban đầu của Niepce và Daguere trong
nửa đầu thế kỷ 19 đã phấn đấu. Phía trước khung ngắm máy ảnh không chỉ là là những
gì nhiếp ảnh gia nhìn thấy mà là kết
quả của sự quan sát. Hiện thực được
tái tạo bằng hiệu ứng ánh sáng, độ tương phản, tông màu. Nhưng trước hết và
trên hết là bố cục các yếu tố hình thức trên mặt phẳng.
Theo Berthold Beiler, quá trình
sáng tác ảnh của nhiếp ảnh gia được tiến hành theo ba bước:
-
Bước 1: Trong số vô vàn vật thể có mặt trên hiện
trường người chụp ảnh chọn một đối tượng và định xử lý nó như thế này hoặc thế
kia …một cách hợp lý và có thẩm mỹ.
-
Bước 2: Tùy theo tính chất thẩm mỹ mà người chụp
muốn làm sáng tỏ hay muốn nâng cao trong bức ảnh, trong giây lát anh ta phải nắm
bắt được và đưa vào “nguồn sáng thích hợp”
-
Bước 3: Vận dụng kỹ thuật để chuyển hóa ý đồ tư
tưởng vào trong một bố cục ưng ý. (Suy nghĩ về nhiếp ảnh, NXB
Văn hóa 1986- Trang 35)
Nhiếp ảnh ban đầu tiếp thu những nguyên lý tạo hình từ hội họa. Nhưng
chính nhiếp ảnh cũng đem lại cho hôi họa những khái niệm mới và một trong những
cái mới đó là Khuôn hình. Đối với hội họa cho đến tận thời Ấn Tượng kích thước các chủ thể (nhân vật chính ) của bức
tranh này so với bức tranh kia chẳng khác là bao. Các họa sĩ thường bằng lòng với
kiểu bố cục “dàn cảnh tổng quan”- cái nhìn toàn cảnh, các nhân vật vẽ ở hàng phía trước của tranh thường
được vẽ đủ từ đầu đến chân. Khuôn hình tranh khá ước lệ, tạo ra ấn tượng là các
nhân vật đang diễn kịch trên nền sân khấu. Cuối thế kỷ 19 khi nhiếp ảnh ra đời
khái niệm khuôn hình bắt đầu xuất hiện trong hội họa.
Khuôn hình
vừa là khái niệm cụ thể những cũng rất trừu tượng trong nhiếp ảnh. Với bất kỳ
người chụp ảnh nào dù việc làm quen với khuôn hình bắt đầu bằng khung ngắm khi
lựa cảnh. Với số đông người chụp ảnh nghiệp dư với mục đích chụp lấy cảnh thì
hình ảnh họ nhìn thấy trong khung ngắm chính là khuôn hình vì mục đích của họ
là có gì chụp nấy. Khi người chụp ảnh ngắm, khung hình trong máy còn biểu thị các chỉ số về ánh sáng, về giới hạn hình ảnh. Các máy ảnh kỹ thuật số còn có thể thay đổi khuôn hình bình thường hay panorama.
Ảnh: Khung hình máy ảnh kỹ thuật số
Vậy khuôn hình nhiếp ảnh là gì ?
Nói theo A. Lapin, nhiếp
ảnh gia- nhà lý luận người Nga, đó là mặt
phẳng tạo hình, là định
dạng khuôn hình ảnh. Bức ảnh là một phần của thế giới hiện thực được người nghệ sĩ nhiếp ảnh ghi
lại. Trong khuôn khổ của kích thước tấm ảnh, người chụp giới hạn không gian, nhấn
vào những chi tiết, những tình tiết có khả năng thể hiện tốt nhất ý tưởng hay dự
định nghệ thuật của mình. Công việc sáng tạo nghệ thuật trong nhiếp ảnh bắt đầu
như thế. Có người nói rằng khuôn hình chính là “chiếc kéo nghệ thuật” của người
nghệ sĩ nhiếp ảnh. Phương tiện biểu hiện này luôn được sử dụng cùng với những
thủ pháp khác một cách có tổ chức và hài hòa, phù hợp với những đặc điểm của nội
dung, cốt truyện. Công việc giới hạn, chọn lựa trong khuôn hình của nhiếp ảnh
gia đã hàm chứa những sức mạnh đặc biệt, quyết định đầu tiên dẫn đến thành quả
nghệ thuật của bức ảnh.
Việc
lựa chọn kích thước các cạnh tương ứng để tạo thành khuôn hình, hay nói cách
khác là việc cắt cúp khuôn hình phụ thuộc vào quan niệm của tác giả và đặc điểm
của nội dung bức ảnh chứ không phải vào những nguyên tắc định trước.
Tỷ lệ vàng có
chứa đựng những tiền đề sinh học, nó xuất phát từ những tỉ lệ mà chúng ta thường
gặp trong tự nhiên:
Ví dụ:
+
1:1,6 là tỉ lệ của bàn tay người với xương quay của nó
+
3:5 là tỉ lệ của chiều rộng vai với chiều cao của thân thể con người hay trong
tỉ lệ của những đồ vật, vật dụng hàng ngày như kích thước của cái cửa sổ, cửa
ra vào trong quan hệ với kích thước của con người, tỉ lệ của các cạnh quyển
sách, quyển vở chúng ta thường sử dụng trong cuộc sống.
Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng những tỉ lệ vàng này không phải là bất biến, không phải
là tuyệt đối. Quyết định về kích thước, tỉ lệ khuôn hình cuối cùng vẫn thuộc về
ý đồ nghệ thuật, cảm thụ thẩm mĩ và sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
Độ lớn
của các cạnh khuôn hình (chứ không phải tỉ lệ của chúng) là yếu tố quyết định
kích thước của một bức ảnh, có thể vài
xăng ti mét đến vài mét mỗi cạnh khi tấm ảnh được phóng ra. Trong thực tế sử dụng
có thể gặp nhiều cỡ ảnh khác nhau. Một số cỡ ảnh thông dụng nhất trong đời sống
là: 6x9, 9x12,10 x15cm, 13x18cm, 18x24cm, 30x40cm, 40x60cm, 50x75cm … Với
sự phát triển của khoa học kĩ thuật, công nghệ in phóng ảnh đã trở nên rất hiện
đại với giá thành ngày càng rẻ. Người ta thường sử dụng những cỡ ảnh lớn để triển
lãm hoặc rất lớn căng ở các biển quảng cáo ngoài phố.
Khuôn
hình phim điện ảnh khác với khuôn hình nhiếp ảnh luôn phải là khuôn hình ngang,
với kích thước chiều ngang luôn lớn hơn chiều cao. Cả một bộ phim chỉ dùng một
khuôn hình thống nhất 1: 1,33,
1:1,78, 1:1,35, 1:2,35, 1:2,20 tính theo tỷ lệ chiều dọc với chiều ngang
khuôn hình. Khuôn hình truyền hình cũng vậy, một phần dựa vào một số khuôn hình
kinh điển của điện ảnh để được định dạng trong khung ngắm máy quay và màn ảnh
truyền hình, gồm các khuôn hình 4;3, 16;9, 21;9.
Khuôn
hình nhiếp ảnh được tự do hơn nhiều, thậm chí có thể gọi là tùy ý có thể ngang,
có thể đứng với các tỉ lệ khuôn hình hoàn toàn tự do. Ở khía cạnh nào đó có thể
xem đây cũng là một phương tiện biểu hiện hữu hiệu của nghệ thuật nhiếp ảnh. Tuy vậy, hướng năng động tự nhiên của chủ thể sẽ quyết
định chiều dọc hay đứng của của khuôn hình.
Với cảnh quan cánh đồng bát ngát,
bãi biển xanh thoáng đãng hay con đường đê... thì khuôn hình ngang luôn thỏa mãn
đôi mắt người xem. Khuôn hình ngang cũng được gọi là khuôn hình kể chuyện.
Ảnh: Một sớm đầu năm= Phạm Thanh Hà
Ở điểm nhìn gần các công
trình kiến trúc, cây cối với chiều vươn thẳng đứng thích hợp với khuôn hình dọc.
Dạng khuôn hình này còn hay được sử dụng trong những ảnh đối xứng trên dưới.
Ảnh: Bình yên Zaans Schans - Phạm Thanh Hà
Với
A. Lapin, khuôn khổ chiều ngang phù hợp
hơn với sự trần thuật, khung chiều dọc tương ứng với hoạt động tích cực. (Nhiếp ảnh là…, Chương 1, trang 33)
Trong sáng tác khuôn hình
vuông tùy theo ý đồ hoặc phong cánh của các tác giả.
Ảnh: Glacier National Park (1942) - Ansel Adam
Khuôn hình vuông
giúp mắt người xem nhanh chóng định hình chủ thể chính, bớt phân tán với các
chi tiết hình và các màu sắc trong ảnh. Ảnh vuông bảo đảm tuyệt đối ánh sáng đều
về mọi hướng khi ống kính thu hình ảnh vào mặt phim hoặc cảm biến. Trong khung
hình vuông chủ đề chính đặt ở trung tâm đem lại hiệu quả cao. Bố cục đối xứng
cũng thích hợp trong khuôn hình này.
PTH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét