Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

STANLEY KUBRICK- Đạo diễn của những miền khám phá

 (Bài đăng Tạp chí Thế giới Điện ảnh)                                                                          
 NSƯT Phạm Thanh Hà
Điện ảnh dã hơn một trăm năm tồn tại và phát triển với nhiều thành tựu, biến cố, tiêu chí thẩm định các tác phẩm cũng như “khẩu vị” của các thế hệ khán giả với các thể loại phim cũng đổi thay theo năm tháng. Nhưng Stanley Kubrick vẫn luôn được coi là một trong những nhà làm phim vĩ đại nhất của mọi thời đại. Đạo diễn lớn của điện ảnh Mỹ đương đại với ba Giải Oxcar, Steven Spielberk đã coi tác phẩm 2001 A Spacy Odissey của S. Kubrick như là một vụ nổ “big bang” của thế hệ của mình bởi hiệu ứng kỹ xảo và tính hiện thực của khoa học. Đạo diễn nổi tiếng Canada Norman Jevison gọi ông là một trong những đạo diễn bậc thầy của điện ảnh Hoa kỳ. Nhà phê bình điện ảnh Pháp Michen Ciment thì giá các tác phẩm điện ảnh của Kubrick là một trong những đóng góp lớn nhất của điện ảnh thế giới thế kỷ 20.
 Với những người làm phim trẻ cũng như đa phần khán giả Việt nam luôn coi rạp chiếu là chốn giải trí cũng nên biết S.Kubric là ai để hiểu rằng dù ông đã mất từ năm 1999 nhưng những thành tựu mà Kubrick để lại vẫn mang dấu ấn trong những bộ phim hiện đại thường ngày trong các bộ phim chiếu rạp. Các tác phẩm điện ảnh bất hủ của S. Kubrick, dù là chuyển thể từ tiểu thuyết hay truyện ngắn đều được ghi nhận thành công rực rỡ, biểu hiện ngôn ngữ điện ảnh độc đáo, chi tiết mang tính hiện thực chủ nghĩa và hứng khởi với nhạc điệu. Phim của ông gồm nhiều thể loại mà điện ảnh ngày nay đang có, bao gồm cả chiến tranh, tội phạm, phim hài lãng mạn, phim đen trắng, phim kinh phí thấp, phim bom tấn, kinh dị, sử thi và khoa học viễn tưởng. Không quá cường điệu mà nói, các tác phẩm của ông là một bách khoa toàn thư về điện ảnh.
Sự nghiệp vinh quang của Kubrick bắt đầu từ  chiếc máy ảnh Geflexx do cha tặng năm 13 tuổi và từ đây ông bắt đầu khám phá thế giới hình ảnh. Dấu ấn qua một giai đoạn ngắn làm nhiếp ảnh ảnh gia còn để lại trong các tác phẩm điện ảnh vĩ đại sau này của ông với những tư duy hình ảnh độc đáo. Hai bộ phim đầu tay của Kubrick hoàn toàn là phim độc lập, khi mà ông tự phải bỏ vốn, viết kịch bản, đạo diễn kiêm quay phim. Nụ hôn của kẻ giết người Fear and Desire (1953). Phim thứ hai – Nụ hôn của kẻ giết người- với số tiền ít ỏi 40 000 đô la được vay từ một hiệu thuốc, nhưng Kubrick đã gây được sự chú ý với Giải Đạo diễn LHP Locarno 1959. Hai bộ phim tiếp theo của ông là The Killing Paths of Glory đều gây sự chú ý đặc biệt với hai đề cử BAFTA của Viện hàn lâm điện ảnh Anh quốc cho phim hay nhất. Sự nghiệp làm phim rực rỡ của Stanley Kubrick được đánh dấu bằng 15 đề cử Giải Oxcar cho các hạng mục, và được một số Giải cá nhân. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là ông chỉ một lần được đứng trên bục để nhận vinh danh cho Giải hiệu ứng hình ảnh cho phim 2001- Chuyến du hành ngoài không trung mà ông là tác giả thực hiện. Dẫu “kém duyên” nhưng Kubrick vẫn được ghi nhận là một trong những bộ óc điện ảnh vĩ đại nhất. Câu châm ngôn của ông : -Những gì được nghĩ ra và viết được ra đều có thể dựng thành phim, đã trở thành bất hủ, thành tiêu chí cho các thế hệ đạo diễn trẻ sau này.
Cuộc viễn du đến tương lai
Cả cuộc đời nghệ thuật của ông là một chuyến viễn du và mỗi sáng tác cuả Stanley Kubric là một khám phá mới. Bộ phim thật sự là một cuộc thám hiểm về tương lai của Kubrick. Những năm 1967-1968 khi mà người Mỹ đang cố gắng đưa người lên mặt trăng thì Kubrick lấy cảm hứng từ truyện ngắn của Clarke để làm bộ phim thám hiểm lên sao Mộc. Truyện và phim viễn tưởng không còn quá xa lạ trong văn học và điện ảnh, nhưng bộ phim 2001 Chuyến du hành ngoài không trung trải qua gân 50 năm, đến nay càng ngày càng trở nên hiện thực. Bộ phim đi trước thời đại của Kubrick đã minh chứng về khả năng lập trình của máy tính, và tệ hại hơn – Sự lệ thuộc của con người vào máy tính thông qua cuộc chiến đấu giữa các phi hành gia vũ trụ với máy tính HAL 9000, sản phẩm của chính con người làm ra. Gần đây, hàng triệu người trên thế giới bị thuyết phục trên Youtube khi Sam Sung chứng minh ý tưởng về máy tính bảng mà do Apple sao chép từ phim của Stanley Kubrick. Đó là một đoạn trích từ bộ phim có sẵn trên YouTube ,  cho thấy các phi hành gia ăn trong khi xem một chương trình truyền hình trên bằng phẳng, máy tính cá nhân. Sam Sung tại Mỹ dù bị thua kiện nhưng tên tuổi của đạo diễn tài danh lại được nhắc tới với những tư duy đi trước thời đại.
Những cảnh quay kỹ xảo của Kubrick trong  2001: A Space Odyssey- (Chuyến du hành ngoài không trung) vẫn tạo được ấn tượng đặc biệt, mà không hề thua kém so với kỹ xảo hiện đại. Cảnh quay cậu bé Hugo trượt trong lòng máng của tháp đồng hồ cổ Paris, trong phim Hugo 2011 của đạo diễn Martin Scorsese với 5 Giải Oxcar mang có nét tương đồng các cảnh quay phi hành gia đi lộn tròn trong khoang tàu vũ trụ trong phim của Kubric. Điều khác biệt là phim của Scorsese thực hiện bằng máy quay kỹ thuật số, ứng dụng bằng đồ họa 3D còn phim của Stanley thì thực hiện trước đây 45 năm. Kubrick đã đặt thiết kế một trường quay cao 12m, rộng 34m với bánh quay 30 tấn, có thể xoay tròn. Máy quay cũng xoay tròn đồng trục với trường quay, còn diễn viên bước tại chỗ nhưng người xem thấy anh ta đi ngược lên vòm khoang tàu vũ trụ, lộn đầu xuống dưới. Trường quay của Kubric trị gí 750 nghìn đô la, một con số rất lớn so với kinh phí lám phim của nửa thế kỷ trước. Để tạo ra những ảo giác trong không trung Kubric còn ứng dụng công  nhiếp ảnh slit-scan để tạo hiệu ứng hình ảnh những tinh vân vũ trụ huyền ảo với những sắc màu rực rỡ.
 Đạo diễn phim Hugo luôn coi Kubrick như người thầy của mình. Martin Scorsese nói: Tôi đã theo đuổi liên tục và nghiên cứu phong cách làm việc của Kubric trong những năm qua. Chỉ có ông sau mỗi bộ phim lại định nghĩa lại phương tiện và khả năng của nó. Nhưng ông đã được nhiều hơn một sáng tạo kỹ thuật.Không phải ngẫu nhiên trong top 10 phim khoa học viễn tưởng xuất sắc nhất mọi thời đại, 2001 A Space Odissey luôn đứng đầu, vượt lên trên những bộ phim kinh điển của Fristz Lang là Metropolis 1927,Solaris của Tarcovxki và The Matric của anh em Wachowxki… Các phim Star WarsStar Trek sao này đều lấy cách nhìn về không gian vũ trụ và tàu vũ trụ từ Kubrick và các mô hình trong phim của ông, nhưng việc tạo ra các hình ảnh bằng máy tính đã làm mất đi những điều kỳ diệu về không trung mà Kubric đã mang đến. Xin nhắc lại, phim 2001 - Chuyến du hành ngoài không trung của ông từng đứng đầu các phòng bán vé Bắc Mỹ năm 1970.
 Bên cạnh sự cầu toàn và chỉn chu đến từng chi tiết trong cảnh diễn, Stanley Kubric luôn đi trước thời đại của mình về công nghệ mới nhất. Steadicam được nhà quay phim người Mỹ Garret Brown đưa ra lần đầu tiên vào năm 1970  thì bộ phim The Shining 1980 của Kubrick là một trong vài phim đầu tiên sử dụng thiết bị chuyển động máy này. Trong một cảnh quay dài máy quay theo cậu bé trên xe lăn đi từ hành lang này sang hành lang khác, nhờ ứng dụng steadicam mà Kubrick  đã có một cúa chuyển động máy linh hoạt, vượt ra khỏi những động tác máy cổ điển bằng dolly và cần trục.
Cá tính đi tiên phong trong công nghệ điện ảnh của Stanley Kubrick từ sớm, ngay từ năm 1960 ông đã sử dụng phim super 35 để in sang phim chiếu 70mm trong phim Spartacus, sử dụng ống kính anamorphic để chiếu trên màn ảnh rộng. Nhờ đó những toàn cảnh với 8000 quân lính La Mã càng trở nên hoành tráng. Cho đến nay, Spartacus vẫn được xếp thứ 5 trong Top 10 phim sử thi của Viện phim Mỹ AFI.
Thám hiểm quá khứ
 Bộ phim Barry Lindon 1974 đánh dấu những đột phá về mặt tạo hình, kỹ thuật ánh sáng, nhưng lại là một cuộc thám hiểm về lịch sử văn hóa của Staley Kubrick. Mỗi khuôn hình trong phim là một bức tranh mang phong cách hội họa Anh thế kỷ 18.
Các cảnh quay bố cục cân đối, góc máy chính diện. Tâm điểm Kubrick, mà sau này người ta đã ghi nhận như một thuật ngữ điện ảnh, một phong cách riêng của ông là bố cục hinh ảnh theo các đường nét xuyên tâm, hút vào giữa khuôn hình phim. Điểm hội tụ tâm hình cũng phổ biến trong hội họa cổ điển. Các bộ phim khác của Kubrick như 2001 A Space Odissey, The Shining, Full Metal Jacket…  cũng đều thể hiện Tâm điểm Kubrick.
 Với Kubrick mỗi phim là một phát minh. Ở phim Barry Lindon, nhiều trường đoạn nội cảnh quay nội cảnh hoàn sử dụng ánh sáng nến mà không hề dùng đến ánh sáng điện. Theo nhà quay phim Jon Alcot, đoàn phim đã sử dụng loại nến chân to hơn bình thường nhằm tăng cường độ ánh sáng. Tuy nhiên để ghi hình trong điều kiện cường độ ánh sáng chỉ 3 candela mà phim độ nhạy cao cũng không bắt được sáng, Kubrick đã cho cải tạo để sử dụng ống kính card zeis 50mm của Nasa, với độ mở khẩu độ tối đa 0,7. Các trường đoạn nội cảnh ngày không có hiệu quả ánh sáng nến thì được quay bằng phim độ nhạy cao, sử sụng hoàn toàn sáng trời hắt vào, hoặc dùng đèn che thun chiếu qua cửa sổ nhằm tạo hiệu quả ánh sáng khuếch tán có hướng, ánh sang tự nhiên như mắt thường nhìn thấy. Nội cảnh phim quay vào mùa đông, trong điều kiện ánh sáng trời đều và ổn định. Đó là một bộ phim đáng sợ vì tất cả vẻ đẹp dưới ánh nến, nhưng đó lại là một tấm màn che đậy sự tàn ác tồi tệ nhất, điều mà người ta thấy hàng ngày trong xã hội thượng lưu. Phim Barry Lindon nhận được bố Giải Oxcar danh giá trong đó có Giải hình ảnh cho Jon Alcot.
 Trong sáu bộ phim cuối cùng của mình Kubrick đã làm một cuộc hành trình khám phá quá khứ bằng âm nhạc cổ điển, ông tư duy cảnh quay từ những hình ảnh âm nhạc tuyệt vời trong đó. Người ta nói rằng Kubric nghe nhạc cho đến khi phát hiện ra một điều gì đấy. Để đưa vào một trường đoạn Barry đấu súng với quý tộc trẻ Lord Bullingdon phải trải qua 42 ngày chỉnh sửa, trong thời gian đó ông đã nghe các bản nhạc châu Âu thế kỷ 17- 18. Còn trong phim 2001 A Space Odissey âm hưởng của bản nhạc Danube Blue của Johann Strauss đã dần đưa khán giả vào không trung vũ trụ và đắm chìm trong không gian hình ảnh của người đạo diễn bậc thầy.
  Dù chinh phục được cả tương lai lẫn quá khứ, nhưng điều duy nhất mà Stanley Kubric chịu bỏ cuộc là bộ phim về Napoleon Bonaparte mãi vẫn là phim trên giấy, dù ông đã bỏ ra hai năm trời chuẩn bị. Thành công vang dội về nghệ thuật nhưng không có hiệu quả tài chính tại các phòng vé của bộ phim Chiến tranh và Hòa bình-  đạo diễn Liên Xô Xergây Bondartruc khiến các nhà đầu tư cho phim của S. Kubrick bị lung lạc. Đây cũng là điều luyến tiếc của nhiều đồng nghiệp và những khán giả yêu quý ông trên khắp thế giới. Năm 2011, tác giả Taschen cho xuất bản cuốn sách về  “Napoleon Kubrick” , trong đó nói về sự chuẩn bị công phu cho một kiệt tác sử thi bằng điện ảnh của Kubric về nhân vật lịch sử từng chinh phục châu Âu. Như đồng cảm với Taschen, tháng 3/2013 mới đây, đạo diễn Steven Speilberk tuyên bố tại Liên hoan phim Can là Napoleon Bonapark sẽ được chuyển thể kịch bản gốc thành seri phim truyền hình ngắn. Kịch bản và đạo diễn sẽ là Andrew Bỉrkin- một trong những trợ lý trẻ của Kubtrick trong phim 2001 Chuyến du hành ngoài không trung.

PTH.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét