Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

MỘT LẦN THEO CHÂN NGUYÊN SOÁI CÔNG BINH LIÊN XÔ S. AGANOV


Thời gian như một dòng thác bỗng chốc xóa nhòa tất cả từ cuộc sống cho đến ký ức. Thời gian cũng như mạch nước ngầm len lỏi trong kẽ đá, lặng lẽ bào mòn những kỷ niệm sâu xa. Quãng đời lính gần 6 năm chưa một lần trực tiếp cầm súng bắn quân thù của tôi chẳng có gì đáng kể nếu đứng bên những người lính ngực đầy huân chương và những người anh hùng trở về không lành lặn. Gần 6 năm cũng là một phần đáng kể của tuổi thanh xuân tôi chủ yếu tập tành, chém tre đẵn gỗ trên rừng làm doanh trại, phần còn lại của đời lính làm nhân viên câu lạc bộ thuộc ban tuyên huấn nhà trường, loong tong phụ quay rồi đi học. Dẫu là một người lính theo đúng nghĩa nhưng chưa một vết tích chiến công nhưng tôi vẫn cám ơn những tháng năm gian khổ ấy đã giúp cho tôi những trải nghiệm cuộc sống, hình thành tư duy quan sát để cùng những kiến thức học vấn sau này để làm nên những khuôn hình phim có ý nghĩa, những trang sách, bài báo, bức ảnh mang hơi thở từ cuộc sống. Cám ơn rất nhiều những năm tháng đời lính của tôi ...
Nhớ lại ngày tòng quân, lính mới cứng chúng tôi gọi mấy anh binh nhất là ... thủ trưởng
. Sau lần xỏ giầy làm lính huấn luyện nhìn và sợ A, B, C trưởng hơn sợ cha, chào thủ trưởng trung đoàn, sư đoàn như ngước lên mặt trời. Nhưng rồi theo năm thánh mọi thứ đều trở nên bình thường, với anh em đồng đội trên dưới dần trở nên thân thương. Lính mà.
Quả thật trong đời lính tôi có 1-2 lần gặp một người quen cũ là anh Tào là sư phó sư 354. Sau này may mắn hơn được gặp và gần gũi với vị đại tá hiệu trưởng một trường đại học trong quân đội. Gần gũi đến mức thứ 7 hàng tuần ông còn cho ngồi lên Uat chở về Hà Nội để làm mối tôi với cô con gái nhà hàng xóm bạn ông. Và cô ấy rồi cũng được mệnh danh là "sư tử cái Hà Đông" trong nhà tôi hiện nay. 
Cứ tập tọe chụp ảnh, phụ quay phim rồi không ngờ lại có dịp chạy theo một vị nguyên soái từ Liên Xô đến. Thời 1980- 1990 quan hệ Việt Nam- Liên Xô là hòn đá tảng. Các ngành đều có chuyên gia Liên Xô, trong quân đội có cố vấn Liên Xô tới cấp quân khu, quân binh chủng. Trong kháng chiến chống Mỹ Liên Xô và Trung Quốc là anh Cả, anh Hai của phe Xã hội chủ nghĩa. Liên Xô và Trung Quốc giúp ta từ tên lửa, xe tăng, súng đạn cho đến áo quần, thịt hộp, bột mỳ để miền Bắc làm hậu phương cho miền Nam đánh Mỹ- Ngụy. Liên Xô và Trung Quốc thân thiết đến nỗi có cả những câu vè vui trong dân gian 
Ông Liên Xô
Bà Trung Quốc 
Ông đi guốc
Bà đi giầy
Ông nhảy dây
Bà đá bóng 
Ông chiếu bóng
Bà quay phim
Ông giật mìn
Bà ngã ngửa 
.... 
Quan hệ Trung- Xô từ đồng chí anh em những năm 50-60 thế kỷ trước trở nên căng thẵng, coi nhau như kẻ thù từ giữa thập kỷ 60. Việt Nam như bơi giưã hai làn nước một thời gian dài, đến những năm 70 trở đi thì buộc phải dựa hẳn vào Liên Xô. Khi kháng chiến chống Mỹ gần thắng lợi mối quan hệ ruột thị Việt - Trung thành ra môi hở răng lạnh. Thế là ta mất Hoàng Sa. Sau khi Sài Gòn giải phóng, Trung Quốc ủng hộ diệt chủng Pôn Pốt rồi 17/2/1979 tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam; Thế là răng cắn vào môi ... Trung Quốc coi Liên Xô theo chủ nghĩa bá quyền trên thế giới, còn Việt Nam là "tiểu bá" khu vực ... 
Nhờ có Liên Xô ta có máy bay tên lửa, chiến thắng B52. Liên Xô giúp Việt Nam sức mạnh vật chất và tri thức để chiến đấu và xây dựng đất nước. Liên Xô là thần tượng về xã hội tươi đẹp, về tình quốc tế vô sản. Chả thế mà hình ảnh đất nước và con người Liên Xô trên họa báo, trên phim ảnh, ca khúc... luôn được người Việt Nam háo hức đón đợi. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc của Việt Nam được Liên Xô ủng hộ tuyệt đối từ những ngày đâù tiên. Chuyến công tác của Nguyên soái Công binh Liên Xô Sergey Hristoforovich Aganov (Tháng 6-7/1984) là một trong rất nhiều những hoạt động cụ thể của quân đội Liên Xô tại Việt Nam. Dù chỉ là anh phụ quay tập sự cầm đèn đeo ắc quy
xút ăn da” (Ắc quy chứa nước xút ăn da, hộp gỗ, nặng và rách việc nếu nước xút rây ra áo quần) theo chân quay phim Đỗ Mạnh Đức nhưng tôi cũng được biết đoàn sang để giúp ta trong các lĩnh vực cầu phà thời chiến và công trình ngầm ở biên giới phía Bắc để phục vụ chiến đấu chống Trung Quốc ...Nhiệm vụ quay phim tư liệu Nguyên soái công binh Liên Xô sang thăm và làm việc tại Việt Nam do Xưởng phim quân đội nhờ Điện ảnh Bộ đội Biên phòng thực hiện. Công việc đặc biệt quan trọng. Hơn thế nữa hồi ấy ai nhìn các đồng chí chuyên gia dân sự, cố vấn quân sự Liên Xô thuở ấy cũng đều quý mến và ngưỡng mộ. Huống chi đây là lần đầu tiên có một vị Nguyên soái binh chủng từ Liên Xô đến. Về sau sang Liên Xô học chúng tôi được biết thêm trong quân đôi Xô Viết đứng đầu là các Nguyên soái Liên Xô, sau nữa là các Đại tướng quân đội, mỗi quân binh chủng như thiết giáp, thông tin, tên lửa, phòng không, không quân ... đều có một vị nguyên soái tư lệnh binh chủng. 
Từ sáng sớm chúng tôi đã tập trung tại Bộ Tư lệnh Công binh. Một đoàn xe quân sự hùng hậu chưa từng có thời ấy gồm hơn 40 xe uat, dẫn đầu là mấy xe của cán bộ quân sự cấp cao quân đội Việt Nam, xe Bộ Tổng tham mưu, Tùy viên quân sự Liên Xô ... xe dẫn đường, xe thông tin, xe đội danh dự ... như một cuộc diễu binh lớn hùng dũng tiến đến Nội Bài đón Nguyên soái. 
Sân bay Nội Bài hồi ấy mới thành lập, nhà ga chưa đồ sộ như bây giờ bỗng nhiên được trang hoàng bởi một cuộc nghi lễ gần như cấp quốc gia. Lớp lớp chiến sỹ thẳng tắp bồng súng đứng chào, đôi hàng nghiêm trang là các sỹ quan cấp cao của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, của binh chủng công binh do Thiếu tướng Tư lệnh Trần Bá Đặng dẫn đầu. Phóng viên quay phim, chụp ảnh, cây viết thì nhiều không đếm xuể. Tuy nhiên nghi lễ đón rước cấp cao nhất của nhà binh đã không diễn ra vì lẽ S. Aganov và các tùy tùng của ông đều ăn mặc dân sự sang Việt Nam trong một chuyến bay của Hàng không Xô Viết Aeroflot. Sau khi hành khách chuyến bay xuống hết, Nguyên soái Aganov lớn tuổi nhất cùng các sỹ quan trong đoàn mặc áo khoác sáng với bộ đồ trắng như các chuyên gia xô viết bình thường ở Việt Nam bước xuống cầu thang máy bay. Sau vài lời hỏi han, nhận dạng các thành viên phái đoàn cũng được nhận những cái bắt tay kèm theo bó hoa tươi thắm rồi lên xe. Tiếng còi hụ của xe dẫn đường lại vội vã đưa đoàn xe hơn 40 chiếc rồng rắn quay trở về đường Đội Cấn. 
Cuộc đón tiếp trọng thể được diễn ra tại Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh. Trung tướng Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Lê Ngọc Hiền, Tư lệnh Binh chủng Công binh Việt Nam cùng nhiều tướng tá khác. Về phía bạn còn có Tùy viên Quân sự Liên Xô tại Việt Nam, thiếu tướng Đavưđôp (Hình như ...). Đi theo Nguyên soái Aganov còn có 4-5 sỹ quan cao cấp nữa, trong đó có hai đại tá cầm theo các sổ tay nhỏ, máy ảnh Zoorki, Kiev ghi chép và chụp lia lịa các bản đồ quân sự của ta mới được căng ta để trình bày. Sau khi chào đón đồng chí Nguyên soái Tư lệnh binh chủng, Trung tướng Lê Ngọc Hiền mời các vị khách quý uống nước và ăn nhẹ hoa quả và bánh trái. Ông còn chân tình nói:- Mời các đồng chí ăn món lạc rang nhưng nhớ ăn cả vỏ cho dễ tiêu (?)... Chỉ sau đó chưa đến 10 phút, mọi người chưa kịp nói chuyện và ăn nhẹ xong đã được mời làm việc ngay. Trung tướng Phó Tổng Tham mưu trưởng còn nhẹ nhàng nói: - Các cháu quay phim chụp ảnh ra ngoài, không được chụp vì trong phòng có các bản đồ quân sự.
Lạ nhỉ ? Các bạn thì chụp vô tư, còn với ta thì giữ bí mật (?) 
Những ngày sau tôi còn được đi theo anh quay phim Đỗ Mạnh Đức quay các hoạt động của đồng chí Nguyên soái tại Trường Kỹ thuật Công Binh ở Trung Hà, đến một lữ đoàn công binh (Ở đâu đó gần Hà Nội giờ tôi không nhớ). 
Đi theo đoàn làm việc của Nguyên soái Aganov có vài buổi nhưng tôi cũng có bài học nhớ đời của anh phụ quay trẻ dại đi học nghề. Mang theo 2 đèn thái dương cầm tay 2500 w rất sáng và nóng, tôi luôn "sáng tạo" dùng cả hai, tay dùng đèn chiếu một bên cho có ánh sáng chủ, tay kia chiếu sáng thuận theo hướng ống kính. Tại hội trường Trường Kỹ thuật Công binh, sự máy móc của tôi đã gây ra sự cố không đang có. Khi anh Đức giương máy quay lên chực bấm, tôi đứng ngay gần Nguyên soái bật 1 lúc cả 2 đèn. Chuẩn bị bắt đầu bài phát biểu, Aganov lặng người 1 chút, chắc vì lóa mắt, rồi ông nói: 
- Đề nghị không chiếu thẳng đèn vào mắt tôi. 
Cả hội trường vài trăm người ngồi phía dưới cười ồ... Tôi ngượng quá ! Ngượng đến tận bây giờ. 
Trước khi đoàn rời Hà Nội anh Đức còn được giao quay buổi Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng Lê Trong Tấn tiếp đoàn Công binh Liên Xô tại nhà khách Bộ Quốc phòng 33 Phạm Ngũ Lão. Chiếc máy ARRI2 hàng ngày anh quay không ai để ý, nhưng tối hôm đó bỗng kêu to như chiếc máy cưa đá. Có lẽ do hàng ngày nó ghi hình trong điều kiện ồn ào, khách khứa nhộn nhịp, khác với không khí yên tĩnh của phòng tiếp khách tối hôm đó. Đây là chiếc máy quay chiến lợi phẩm tại chiến trường Campuchia do một phóng viên Thái lan bỏ của chạy lấy người trong chiến sự. Sau đó nó được giao cho các phóng viên điện ảnh Công an vũ trang, sau này là Điện ảnh Bộ đội Biên phòng ... 
Cũng như tôi được chứng kiến tại chiến trường Hà Giang trước đó. Phái đoàn bạn sang Việt Nam làm việc đi đâu cũng được đón tiếp nồng nhiệt. Điều đó các đồng chí Liên Xô rất cảm động. Phía bạn rất giản dị và chân thành. Trong khi Bộ Tư lệnh Công binh Việt Nam tặng quà gì đó hộp xanh đỏ rất đẹp cho phái đoàn Liên Xô thì Nguyên soái Aganov tặng ta chiếc xẻng công binh bình thường bọc trong gói giấy màu xi măng- món quà bình thường quá đỗi nhưng cũng đủ ý nghĩa biểu tượng. Các thành viên phái đoàn ngại nhất trong chuyến đi nhất là khoản "đánh chén" linh đình, ăn uống thậm chí còn hơn cả náo nhiệt nữa. Đến cũng chén, đi cũng ... lại chén. Tôi nhìn thấy các vị khách quý mấy lần nhìn nhau mắt tròn xoe cứ mỗi lần thấy mâm bát ...
Tập quán cỗ bàn khách 3 chủ nhà 7 còn được nối tiếp và phát huy hiệu quả chiều rộng cũng như chiều sâu cho đến tận ngày hôm nay. 
Theo kế hoach, anh Đức và tôi còn được lên máy bay quân sự ra Cam Ranh nhưng đến phút chót phía bạn không đồng ý nhiều thành phần ăn theo của ta. Cam Ranh hồi ấy hoàn toàn là căn cứ quân sự của Liên Xô, có tàu ngầm cùng nhiều khí tài đặc biệt khác mà Việt Nam chưa có. Phải 10 năm sau, khi học xong về nước, tham gia đoàn phim tái liệu nhựa "Đường mòn trên biển Đông" tôi mới được cùng các đạo diễn Lê Thi, Phạm Huyên, các nhà quay phim Lưu Quỳ, Nguyễn Tuấn, Xuân Tình đặt chân đến Cam Ranh, đi trên đường băng sân bay quân sự tại vịnh biển đặc biệt quan trọng về mặt quân sự này. Liên Xô khi đó đã tan rã và nước Nga đã rút sự hiện diện quân sự tại vùng đất này.

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

NGHỆ THUẬT QUAY PHIM TRONG “CITIZEN KANE” (Bài ST)

Bộ phim “Citizen Kane” ( Công dân Kane ), phát hành năm 1941, đạo diễn bởi Orson Welles ( được biết tới với Citizen Kane, và sau này là Touch of Evil ( 1958 ), F for Fake ( 1973 ) ), quay phim Gregg Toland.
 “Citizen Kane” kể về cuộc đời của nhân vật giả tưởng Charles Foster Kane – ông trùm báo chí của Hoa Kỳ và là một trong những người giàu có nhất thế giới. Như vậy liệu chăng “Citizen Kane” đơn thuần chỉ là một bộ phim tiểu sử với những cách làm thông thường đã dần đi vào lối mòncủa Hollywood vào những năm 30 ? Điều đã khiến “Citizen Kane” trở nên đặc biệt, được viện điện ảnh Mỹ ( American Film Institute ) ca tụng là “bộ phim Hollywood tuyệt vời nhất từng lên màn ảnh”, nằm ở việc bộ phim chính là một sự hòa trộn, sự kết hợp của rất nhiều những kĩ thuật làm phim khác nhau: Lối kể chuyện bắt đầu từ kết thúc theo mạch thời gian, thoại chồng liên tiếp với nhau,.. và hiển nhiên khi nhắc tới “Citizen Kane’, ta không thể không nhắc tới khía cạnh hình ảnh. Có thể, những kĩ thuật về quay phim, về hình ảnh trong “Citizen Kane” không mới: trường nét sâu, ánh sáng chiaroscuro, những góc máy cực đoạn, cú máy dài,… Vậy nhưng, vào thời điểm ấy, việc đưa tất cả những kĩ thuật này vào trong cùng một bộ phim thì lại là một điều hoàn toàn đặc biệt, tạo ra một trải nghiệm hoàn toàn mới đối với người xem.Bài viết sẽ trình bày về những điểm nhấn nổi nhật bất về hình ảnh, về quay phim mà Orson Welles cùng với Gregg Toland đã cùng nhau tạo dựng nên và đưa vào bộ phim: Trường nét sâu, Góc máy, Ánh sáng, Cảnh quay dài.

 TRƯỜNG NÉT SÂU (DEEP FOCUS)
Việc sử dụng trường nét sâu có lẽ là yếu tố luôn luôn được nhắc tới đầu tiên và nhiều nhất khi ta nói về “Citizen Kane”. Với kĩ thuật này, ở trong khung hình, toàn bộ các vùng không gian ( tiền cảnh, hậu cảnh, chính cảnh ) đều được nét, thấy rõ mọi chi tiết.
Ở trong cuốn A History of Narrative Film của David Cook, ông có viết rằng: “Wells lên kế hoạch tạo ra một bộ phim với hàng loạt những cảnh quay, những phân đoạn quay dài, được bố cục để tạo ra chiều sâu một cách chặt chẽ, nhằm hạn chế việc phải cắt cảnh ở những sự kiện kịch tính trong phim. Để tạo được hiệu quả này, Toland đã đưa ra cho Wells một giải pháp hình ảnh là trường nét sâu để tạo ra một độ nét “tuyệt đối” trong khuôn hình.”
Trường nét sâu là một cách làm rất hiệu quả để đưa được nhiều thông tin và hành động vào trong một cảnh phim, tạo ra một sự liền mạch và liên kết về mặt không gian trong cảnh, của chủ thể chính, của tiền cảnh và hậu cảnh; tạo ra một cảm giác về một không gian “thực” trong phim đối với người xem. Như nhà phê bình phim James Naremore vào năm 2004 đã từng viết: “Trường nét sâu có thể tạo ra tính “liên tục” của hiện thực trong phim và hiệu ứng hình ảnh không gian ba chiều ấy có thể tạo ra cho khán giả một cảm giác như đang được xem một “không gian thực””.
Về mặt kĩ thuật, để có thể thực hiện được kĩ thuật này, Gregg Toland đã sử dụng một hệ thống máy quay được chế tạo đặc biệt, với ống kính Vard Optical giúp hạn chế được độ chói của ánh sáng ( glare ) và tăng lượng ánh sáng đi qua ống kính, kết hợp cùng với phim Kodak Super XX, phim nhanh nhất thời bấy giờ.
Để sử dụng được hiệu quả trường nét sâu, ngoài công tác kĩ thuật, đạo diễn và quay phim phải cùng nhau phối hợp về dàn cảnh – ánh sáng – chuyển động, động tác máy để tạo ra một không gian phim nơi người xem có thể cảm nhận được một cách liền mạch, “thực” nhất.
Ví dụ về việc sử dụng trường nét sâu trong phim:


Đây là cảnh quay có lẽ là nổi tiếng nhất trong “Citizen Kane”, về việc sử dụng trường nét sâu phối hợp cùng chuyển động máy cùng dàn cảnh nhân vật. Lúc này Kane vẫn còn bé, và đây là cuộc hội thoại giữa cha mẹ cùng với ông Thatcher – người bảo hộ cho Kane từ giờ về sau về khoản tiền, về tương lai của Kane.
Cảnh quay được bắt đầu với Charles Foster Kane khi còn bé đang chơi một mình ngoài trời tuyết, máy lùi lại, thấy được người mẹ và ông Thatcher đang đứng cạnh cửa sổ, chuyển từ góc máy chủ quan sang góc máy khách quan. 
Máy tiếp tục lùi cho tới khi người mẹ và ông Thatcher ngồi xuống bàn làm việc, ông bố vẫn đứng ở một góc, và Kane vẫn chơi ở phía đằng xa ngoài trời tuyết.
Với việc sử dụng trường nét sâu, ta có thể thấy rõ được mọi việc đang diễn ra ở các vùng không gian khác nhau trong cảnh. Ở tiền cảnh và là chủ thể, người mẹ và ông Thatcher làm việc, nói chuyện về giấy tờ, tiền bạc, cũng như về tương lai của Kane, người cha đứng ở một góc – là người không có tiếng nói trong gia đình, còn Kane ở phía đằng xa vẫn đang đùa nghịch trong tuyết, được bố cục trong một khung cửa sổ khác, nơi có những người lớn bao quanh – rõ ràng số phận hay tương lai của Kane, quyền quyết định đang nằm trong tay của người lớn.

Ở cuối cảnh là một xử lí rất hay của đạo diễn khi để người cha đi ra về phía cửa sổ, đóng cửa lại, nhưng ngay sau đó, máy quay đi theo người mẹ, mở cửa sổ ra. Theo một cách nào đó, hành động của nhân vật cũng như chuyển động của máy quay cho khán giả thấy được phần nào về thái độ của người cha và người mẹ đối với Kane. 

Ở một cảnh quay khác về cuối phim, khi Kane phát hiện ra người đồng nghiệp của mình là Leland đang say, đang viết dở một bài viết phê bình thậm tế về người vợ Susan của mình – một diễn viên hát opera. Kane đã quyết định tự chính mình viết lại bài báo này. 

                Cảnh ngay liền sau đó là một cảnh góc máy cao, Kane bị bao quanh bời ông Thatcher và những người giúp việc trong nhà. Kane quãngthời gian còn bé hoàn toàn bị kiểm soát, bị lấn át.
Thế nhưng, ở những cảnh quay sau đó, khi Kane đã gần đủ tuổi để sở hữu khối tài sản, và Kane quyết định sẽ mua lại tòa soạn và bắt đầu quyết định con đường độc lập của mình. Dù trong hình không hề có Kane và chỉ có ông Thatcher, thế nhưng góc máy lúc này là những góc máy trung bình, góc máy thấp, cho thấy được vị thế của Kane lúc này rất độc lập, ngang bằng, vượt ngoài tầm kiểm soát của người bảo hộ của mình là ông Thatcher.

Một cảnh quay tiêu biểu khác nữa trong việc sử dụng góc máy trong “Citizen Kane” chính là một cảnh quay với góc máy rất thấp, sau khi chuyện tình của ông và Susan được công bố, con đường chính trị của Kane chính thức sụp đổ, Kane đi vào tòa soạn, đối thoại với Leland. 

Để thực hiện được góc máy này, trên trường quay, đoàn làm phim đã phải đào hố dưới sàn nhà để có thể đặt được máy quay.